Thông tin về nhà thuốc Đông y gia truyền dân tộc Trung Thành:

Nhà thuốc Đông Y gia truyền Trung Thành: Địa chỉ 234 Phố Phúc Sơn, Thị Trấn Bút Sơn, Hoằng Hóa, Thanh Hóa Chuyên đặc trị các bệnh vẩy nến, á sừng, tổ đỉa Vì nhân dân phục vụ, chữa bệnh cứu người, đảm bảo không khỏi không lấy tiền. Phục vụ đồng bào nhân dân ở mọi miền tổ quốc. Liên hệ thầy Thành số điện thoại 0915547153.

Thông tin về nhà thuốc Đông y gia truyền dân tộc Trung Thành:

Nhà thuốc Đông Y gia truyền Trung Thành: Địa chỉ 234 Phố Phúc Sơn, Thị Trấn Bút Sơn, Hoằng Hóa, Thanh Hóa Chuyên đặc trị các bệnh vẩy nến, á sừng, tổ đỉa Vì nhân dân phục vụ, chữa bệnh cứu người, đảm bảo không khỏi không lấy tiền. Phục vụ đồng bào nhân dân ở mọi miền tổ quốc. Liên hệ thầy Thành số điện thoại 0915547153.

Thông tin về nhà thuốc Đông y gia truyền dân tộc Trung Thành:

Nhà thuốc Đông Y gia truyền Trung Thành: Địa chỉ 234 Phố Phúc Sơn, Thị Trấn Bút Sơn, Hoằng Hóa, Thanh Hóa Chuyên đặc trị các bệnh vẩy nến, á sừng, tổ đỉa Vì nhân dân phục vụ, chữa bệnh cứu người, đảm bảo không khỏi không lấy tiền. Phục vụ đồng bào nhân dân ở mọi miền tổ quốc. Liên hệ thầy Thành số điện thoại 0915547153.

Thông tin về nhà thuốc Đông y gia truyền dân tộc Trung Thành:

Nhà thuốc Đông Y gia truyền Trung Thành: Địa chỉ 234 Phố Phúc Sơn, Thị Trấn Bút Sơn, Hoằng Hóa, Thanh Hóa Chuyên đặc trị các bệnh vẩy nến, á sừng, tổ đỉa Vì nhân dân phục vụ, chữa bệnh cứu người, đảm bảo không khỏi không lấy tiền. Phục vụ đồng bào nhân dân ở mọi miền tổ quốc. Liên hệ thầy Thành số điện thoại 0915547153.

Thông tin về nhà thuốc Đông y gia truyền dân tộc Trung Thành:

Nhà thuốc Đông Y gia truyền Trung Thành: Địa chỉ 234 Phố Phúc Sơn, Thị Trấn Bút Sơn, Hoằng Hóa, Thanh Hóa Chuyên đặc trị các bệnh vẩy nến, á sừng, tổ đỉa Vì nhân dân phục vụ, chữa bệnh cứu người, đảm bảo không khỏi không lấy tiền. Phục vụ đồng bào nhân dân ở mọi miền tổ quốc. Liên hệ thầy Thành số điện thoại 0915547153.

Chào mừng bạn đến website của Nhà Truốc đông y gia truyền dân tộc Trung Thành.

Nhà thuốc Đông Y gia truyền Trung Thành: Địa chỉ 234 Phố Phúc Sơn, Thị Trấn Bút Sơn, Hoằng Hóa, Thanh Hóa Chuyên đặc trị các bệnh vẩy nến, á sừng, tổ đỉa Vì nhân dân phục vụ, chữa bệnh cứu người, đảm bảo không khỏi không lấy tiền. Phục vụ đồng bào nhân dân ở mọi miền tổ quốc. Liên hệ thầy Thành số điện thoại 0915547153

Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Trung Quốc thật vĩ đại!!!

ST

Một cái nhìn của nhà văn, giáo sư Bá Dương ( Đài Loan)

TRUNG QUỐC THẬT VĨ ĐẠI !!!

Trên thế giới không có nước nào có lịch sử lâu đời như Trung Quốc, không có nước nào có một nền văn hóa không đứt đoạn như Trung Quốc, mà cái văn hóa đó lại đã từng đạt đến một nền văn minh cao độ. Người Hy-Lạp thời nay với người Hy-Lạp ngày xưa chẳng liên quan gì với nhau. Người Ai-Cập cũng vậy. Nhưng người Trung Quốc hôm nay thì đúng là hậu duệ của người Trung Quốc cổ đại. Tại sao một nước khổng lồ như vậy, một dân tộc to lớn như vậy ngày nay lại ra nông nỗi xấu xa ấy? Chẳng những bị người nước ngoài ức hiếp mà còn bị ngay dân mình ức hiếp. Nào là vua bạo ngược, quan bạo nguợc, mà cả dân (quần chúng) cũng bạo ngược.  

Thế kỷ thứ XIX, quần đảo Nam Dương - thời nay tức là Đông Nam Á, còn là thuộc địa của Anh và Hà Lan, có một chuyên viên Anh đóng ở Malaysia nói rằng: "Làm người Trung Quốc ở thế kỷ thứ XIX là một tai họa". Bởi vì ông này đã thấy cộng đồng người Hoa sống ở quần đảo Nam Dương giống một lũ lợn, vô tri vô thức, tự sinh tự diệt, tùy thời còn có thể bị sát hại hàng loạt. Thế mà tôi thấy người Hoa ở thế kỷ XX so với người Hoa ở thế kỷ XIX tai họa của họ còn lớn hơn. 

Điều làm chúng ta đau khổ nhất là bao mong đợi của người Hoa từ một trăm năm nay cơ hồ như đã bị tiêu tan toàn bộ. Cứ mỗi lần có một mong chờ trở lại, hứa hẹn nước nhà một tương lai sáng sủa hơn, thì kết quả lại càng làm cho chúng ta thất vọng và tình hình lại càng trở nên tệ hại hơn. Một mong chờ khác lại đến, để rồi lại đem về những ảo vọng, thất vọng, những tồi tệ liên miên vô tận. 
Dân tộc cố nhiên là trường tồn, sinh mệnh của cá nhân là hữu hạn. Một đời người có được bao ước vọng lớn? Có được bao lý tưởng lớn, chịu được mấy lần tan vỡ ? Con đường trước mặt sáng sủa thế nào? Hay lại đen tối? Thật khó nói cho hết!  

Bốn năm trước, lúc tôi diễn giảng tại New York, đến đoạn "chối tai", có một người đứng dậy nói: "Ông từ Đài Loan đến, ông phải nói cho chúng tôi nghe về những hy vọng, phải cổ võ nhân tâm. Sao lại đi đả kích chúng tôi?". Con người đương nhiên cần được khích lệ, vấn đề là khích lệ rồi sau đó làm gì nữa? Tôi từ nhỏ cũng từng được khích lệ rồi. Lúc 5, 6 tuổi, tôi được người lớn nói với tôi: "Tiền đồ của Trung Quốc nằm trong tay thế hệ các cháu đấy!" Tôi cho rằng trách nhiệm của tôi lớn quá, chắc không thể nào đảm đương nổi. Sau đó tôi lại nói với con tôi: "Tiền đồ của Trung Quốc nằm trong tay thế hệ các con đấy!" Bây giờ con tôi lại nói với cháu tôi: "Tiền đồ Trung Quốc nằm trong tay thế hệ các con đấy!" 

Một đời, rồi một đời, biết bao nhiêu lần một đời ? Đến đời nào thì mới thật khá lên được ? Tại Trung Quốc đại lục rộng lớn, sau thời Phản hữu (Phong trào chống phe hữu năm 1958), tiếp theo lại là Đại Cách Mạng Văn Hóa long trời lở đất. Từ ngày loài người có lịch sử đến nay chưa bao giờ thấy được một tai họa do con người làm ra to lớn đến như vậy. Chẳng nói đến tổn thất sinh mạng, cái tổn thương lớn lao nhất là sự chà đạp nhân tính, dầy xéo lên phẩm hạnh cao quý. Con người nếu rời bỏ nhân tính và những đức hạnh cao quý thì sánh với cầm thú 

Bây giờ người ta nói nhiều về Hương Cảng [Hồng-Kông]. Bất cứ nước nào, nếu có đất đai bị nước ngoài chiếm cứ đều cảm thấy tủi nhục. Chờ cho đến lúc lấy được về chẳng khác nào lòng mẹ bị mất con. Ai cũng nhớ chuyện nước Pháp lúc phải cắt hai tỉnh Alsace vàLorraine giao cho Đức đã đau khổ như thế nào, lúc lấy lại được về đã sung sướng ra sao. 

Nhưng Hương Cảng của chúng ta chỉ cần nghe đến việc trả về tổ quốc là lập tức hồn bay phách lạc. Chuyện gì mà lạ thế? 

Còn nói về Đài Loan, hiện nay nhiều thanh niên người tỉnh này hoặc người nơi khác ở đây đều chủ trương Đài Loan độc lập. Tôi nhớ lại 30 năm trước đây, lúc Nhật Bản trả lại Đài Loan cho Trung Quốc (1945), mọi người sung sướng như si cuồng chẳng khác nào đứa con lạc mẹ lại tìm được đường về nhà. Cái gì đã xảy ra sau 30 năm đó để cho đứa con kia lại muốn bỏ nhà ra đi?  

Ở nước ngoài, có lúc tôi dừng lại trong công viên, nhìn trẻ con ngoại quốc, thấy sao chúng sung sướng thế. Trong lòng tôi lúc ấy tự nhiên cảm thấy thèm thuồng quá. Chúng không phải mang gánh nặng, con đường chúng đi bằng phẳng, rộng rãi quá, tâm lý khỏe mạnh, sung mãn, sảng khoái. Con trẻ Đài Loan chúng ta đến trường học, đeo kính cận, mặt khó đăm đăm vì phải đối phó với áp lực bài vở. Mẹ ngất ngã xuống đất, con đến đỡ mẹ dậy, mẹ kêu rống lên:
"Mẹ có chết cũng chẳng sao, việc gì đến con! Con đi học bài đi! Đi học bài đi!"  

Vợ tôi lúc dạy học ở Đài Loan, thỉnh thoảng cứ đề cập đến đạo đức làm người, tức thì sinh viên nhao nhao phản đối: "Chúng tôi không cần học làm người, chỉ cần học để ứng phó với việc thi cử". Lại nhìn về trẻ con ở Trung Quốc lục địa, từ nhỏ đã phải học đánh đấu nhau, lừa dối bịp bợm nhau, lại luyện tập cách lừa bạn, phản đồng chí, lại phải học cách bốc phét, bịa đặt. Một nền giáo dục đáng sợ thay! Một thế hệ nữa những đứa trẻ này lớn lên sẽ như thế nào? 

Người ta thường nói: "Mình nắm tương lai mình trong tay mình". Lúc đã luống tuổi, tôi thấy câu này không ổn; sự thực, có lẽ chỉ nắm được một nửa trong tay mình, còn một nửa lại ở trong tay của kẻ khác. 

Kiếp người trên đời này giống như một cục sỏi trong một máy nhào xi-măng, sau khi bị nhào trộn, thân chẳng tự chủ được. Điều ấy khiến tôi cảm thấy đó không phải là một vấn đề của riêng một cá nhân nào, nhưng là một vấn đề xã hội, văn hóa. 

Lúc chết, Chúa Giê-Su (Jesus) bảo: "Hãy tha thứ cho họ, họ đã làm những điều mà họ không hề hiểu". Lúc trẻ, đọc câu này tôi cho rằng nó chỉ là một câu tầm thường. Lớn lên rồi lại vẫn thấy nó không có gì ghê gớm cả, nhưng đến cái tuổi này rồi tôi mới phát hiện rằng nó rất thâm thúy, thật đau lòng thay! Có khác nào người Trung Quốc sở dĩ trở thành xấu xí như ngày nay bởi chính vì họ không hề biết rằng mình xấu xí.  

Chúng ta có đủ tư cách làm chuyện đó và chúng ta có lý do tin rằng Trung Quốc có thể trở thành một nước rất tốt đẹp. Chúng ta không cần cứ phải muốn có một quốc gia hùng mạnh. Quốc gia không hùng mạnh thì có can hệ gì ? Chỉ cần sao cho nhân dân hạnh phúc rồi thì đi tìm quốc gia hùng mạnh cũng chưa muộn. 

Tôi nghĩ người Trung Quốc chúng ta có phẩm chất cao quý. Nhưng tại sao cả trăm năm rồi, cái phẩm chất ấy thủy chung vẫn không làm cho người Trung Quốc thoát khỏi khổ nạn?

Nguyên do vì sao? 

Tôi muốn mạo muội đề xuất một câu trả lời có tính cách tổng hợp: Đó là vì văn hóa truyền thống Trung Quốc có một loại siêu vi trùng, truyền nhiễm, làm cho con cháu chúng ta từ đời này sang đời nọ không khỏi được bệnh. 

Có người sẽ bảo: "Tự mình không xứng đáng, lại đi trách tổ tiên!". Xét cho kỹ câu nói này có một sơ hở lớn. Trong vở kịch nổi tiếng "Quần ma" (Những con ma) của Ibsen (íp-sen) có kể chuyện hai vợ chồng mắc bệnh giang mai sinh ra một đứa con cũng bị bệnh di truyền. Mỗi lần phát bệnh nó lại phải uống thuốc. Có lần tức quá nó kêu lên: "Con không uống thuốc này đâu! Con thà chết đi thôi! Bố mẹ đã cho con cái thân thể như thế này à!?" Trường hợp này thì nên trách đứa bé hay trách bố mẹ nó? Chúng ta không phải trách bố mẹ, cũng không phải trách tổ tiên chúng ta, nhưng nhất quyết phải trách cái thứ văn hóa họ đã truyền lại cho chúng ta. 

Một nước rộng ngần đó, một dân tộc lớn ngần đó, chiếm đến một phần tư dân số toàn cầu, lại là một vùng cát chảy của sự đói nghèo, ngu muội, đấu tố, tắm máu mà không tự thoát được. Tôi nhìn cách cư xử giữa con người với nhau ở những nước khác mà lại càng thèm. Cái văn hóa truyền thống kiểu nào để sinh ra hiện tượng này? Nó đã khiến cho người Trung Quốc chúng ta mang sẵn trong mình nhiều đặc tính rất đáng sợ! 

Một trong những đặc tính rõ nhất là dơ bẩn, hỗn loạn, ồn ào. Đài Loan đã từng có một dạo phải chống bẩn và chống hỗn loạn, nhưng chỉ được mấy ngày. Cái bếp của chúng ta vừa bẩn vừa lộn xộn. Nhà cửa chúng ta cũng vậy. Có nhiều nơi hễ người Trung Quốc đến ở là những người khác phải dọn đi. Tôi có một cô bạn trẻ tốt nghiệp đại học chính trị. Cô này lấy một người Pháp rồi sang Pa-ri sinh sống. Rất nhiều bạn bè đi du lịch Âu châu đều ghé nhà cô trú chân. Cô ta bảo với tôi: "Trong tòa nhà tôi ở, người Pháp đều dọn đi cả, bây giờ toàn người Á đông nhảy vào!" (Người Á đông có khi chỉ người châu Á nói chung, có khi lại chỉ người Trung Quốc). Tôi nghe nói vậy rất buồn, nhưng khi đi xem xét tận mắt mới thấy là chỗ nào cũng đầy giấy kem, vỏ hộp, giầy dép bừa bãi, trẻ con chạy lung tung, vẽ bậy lên tường, không khí trong khu bốc lên một mùi ẩm mốc. Tôi hỏi: "Các người không thể tổ chức quét dọn được hay sao?" Cô ta đáp: "Làm sao nổi!" 

Không những người nước ngoài thấy chúng ta là bẩn, loạn, mà qua những điều họ nhắc nhở chúng ta cũng tự thấy mình là bẩn, loạn. 

Còn như nói đến ồn ào, cái mồm người Trung Quốc thì to không ai bì kịp, và trong lĩnh vực này người Quảng Đông phải chiếm giải quán quân. Ở bên Mỹ có một câu chuyện tiếu lâm như sau: Có hai người Quảng Đông lặng lẽ nói chuyện với nhau, người Mỹ lại tưởng họ đánh nhau, bèn gọi điện báo cảnh sát. Khi cảnh sát tới, hỏi họ đang làm gì, họ bảo: " Chúng tôi đang thì thầm với nhau". 

Tại sao tiếng nói người Trung Quốc lại to? Bởi tâm không yên ổn. Cứ tưởng lên cao giọng, to tiếng là lý lẽ mình mạnh. Cho nên lúc nào cũng chỉ cốt nói to, lên giọng, mong lý lẽ đến với mình. Nếu không, tại sao họ cứ phải gân cổ lên như thế? 

Tôi nghĩ những điểm này cũng đủ để làm cho hình ảnh của người Trung Quốc bị tàn phá và làm cho nội tâm mình không yên ổn. Vì ồn ào, dơ bẩn, hỗn loạn dĩ nhiên có thể ảnh hưởng tới nội tâm, cũng như sáng sủa, sạch sẽ với lộn xộn, dơ bẩn là hai thế giới hoàn toàn khác xa nhau. 

Còn về việc xâu xé nhau thì mọi người đều cho đó là một đặc tính nổi bật của người Trung Quốc. Một người Nhật đơn độc trông chẳng khác nào một con lợn, nhưng ba người Nhật hợp lại lại thành một con rồng. Tinh thần đoàn kết của người Nhật làm cho họ trở thành vô địch.

Bởi vậy trong lĩnh vực quân sự cũng như thương mại người Trung Quốc không thể nào qua mặt được người Nhật. Ngay tại Đài Loan, ba người Nhật cùng buôn bán thì lần này phiên anh, lần sau đến lượt tôi. Người Trung Quốc mà buôn bán thì tính cách xấu xa tức thì lộ ra bên ngoài theo kiểu: Nếu anh bán 50 tôi sẽ bán 40. Anh bán 30 tôi chỉ bán 20. 

Cho nên, có thể nói, mỗi người Trung Quốc đều là một con rồng, nói năng vanh vách, cứ như là ở bên trên thì chỉ cần thổi một cái là tắt được mặt trời, ở dưới thì tài trị quốc bình thiên hạ có dư. 

Người Trung Quốc ở một vị trí đơn độc như trong phòng nghiên cứu, trong trường thi - nơi không cần quan hệ với người khác - thì lại có thể phát triển tốt. 

Nhưng nếu ba người Trung Quốc họp lại với nhau, ba con rồng này lại biến thành một con heo, một con giòi, hoặc thậm chí không bằng cả một con giòi nữa. Bởi vì người Trung Quốc có biệt tài đấu đá lẫn nhau. 

Chỗ nào có người Trung Quốc là có đấu đá, người Trung Quốc vĩnh viễn không đoàn kết được, tựa hồ trên thân thể họ có những tế bào thiếu đoàn kết. Vì vậy khi người nước ngoài phê phán người Trung Quốc không biết đoàn kết thì tôi chỉ xin thưa: "Anh có biết người Trung Quốc vì sao không đoàn kết không? Vì Thượng đế muốn thế. Bởi vì nếu một tỷ người Hoa đoàn kết lại, vạn người một lòng, anh có chịu nổi không? Chính ra Thượng Đế thương các anh nên mới dạy cho người Hoa mất đoàn kết!" Tôi tuy nói thế nhưng rất đau lòng. 

Người Trung Quốc không chỉ không đoàn kết, mà mỗi người lại còn có đầy đủ lý do để có thể viết một quyển sách nói tại sao họ lại không đoàn kết. Cái điều này thấy rõ nhất tại nước Mỹ với những hình mẫu ngay trước mắt. Bất cứ một xã hội người Hoa nào ít nhất cũng phải có 365 phe phái tìm cách tiêu diệt lẫn nhau. 

Ở Trung Quốc có câu: "Một hòa thượng gánh nước uống, hai hòa thượng khiêng nước uống, ba hòa thượng không có nước uống". Người đông thì dùng để làm gì? Người Trung Quốc trong thâm tâm căn bản chưa biết được tầm quan trọng của sự hợp tác. Nhưng nếu anh bảo họ chưa biết, họ lại có thể viết ngay cho anh xem một quyển sách nói tại sao cần phải đoàn kết. 

Lần trước (năm 1981) tôi sang Mỹ ở tại nhà một người bạn làm giáo sư đại học - anh này nói chuyện thì đâu ra đấy; thiên văn, địa lý; nào là làm sao để cứu nước...

Ngày hôm sau tôi bảo:

"Tôi phải đi đến đằng anh A một tý!". Vừa nghe đến tên anh A kia, anh bạn tôi trừng mắt giận dữ. Tôi lại bảo: "Anh đưa tôi đi một lát nhé!". Anh ta bảo: "Tôi không đưa, anh tự đi cũng được rồi!".

Họ cùng dạy học tại Mỹ, lại cùng quê với nhau mà tại sao không thể cùng đội trời chung? Có thể nào nói như vậy là hợp lý được? Bởi vậy việc người Hoa cắn xé nhau là một đặc trưng nghiêm trọng. 

Những người sống tại Mỹ đều thấy rõ điều này: đối xử với người Trung Quốc tệ hại nhất không phải là người nước ngoài, mà chính lại là người Trung Quốc với nhau. 

Bán rẻ người Trung Quốc, hăm dọa người Trung Quốc lại cũng không phải là người Mỹ mà là người Hoa. 

Tại Ma-lai-xi-a có một chuyện thế này. Một ông bạn tôi làm nghề khai thác mỏ khoáng sản. Anh ta bỗng nhiên bị tố cáo một chuyện rất nghiêm trọng. Sau khi tìm hiểu mới biết rằng người tố cáo mình lại là một bạn thân của anh ta, một người cùng quê, cùng đến Ma-lai-xi-a tha phương cầu thực với nhau. Người bạn tôi chất vấn anh kia: "Tại sao anh lại đi làm cái việc đê tiện đó?". Người kia bảo: "Cùng đi xây dựng cơ đồ, bây giờ anh giàu có, tôi vẫn hai tay trắng. Tôi không tố cáo anh thì tố ai bây giờ?"

Cho nên kẻ thù của người Trung Quốc lại là người Trung Quốc.  

Không hiểu vì sao người ta lại so sánh người Trung Quốc với người Do Thái được? Tôi thường nghe nói "người Trung Quốc và người Do Thái giống nhau ở chỗ cần cù". Điều này phải chia làm hai phần: 

Phần thứ nhất: cái đức tính cần cù từ mấy nghìn năm nay cũng chẳng còn tồn tại nữa, nó đã bị thời kỳ "Tứ nhân bang" (bè lũ bốn tên) phá tan tại lục địa rồi. 

Phần thứ hai: chúng ta còn gì để có thể đem so sánh với người Do Thái được? Báo chí Trung Quốc thường đăng: "Quốc hội Do Thái (Knesset) tranh luận mãnh liệt, ba đại biểu là ba ý kiến trái ngược nhau", nhưng cố ý bỏ sót một sự kiện quan trọng là sau khi họ đã quyết định với nhau thì hình thành một phương hướng chung. Tuy bên trong quốc hội tranh cãi tơi bời, bên ngoài đang giao chiến, bốn phía địch bao vây, nhưng I-xra-en vẫn tổ chức bầu cử. Ai cũng biết cái ý nghĩa của bầu cử là vì có đảng đối lập. Không có đảng đối lập thì bầu cử chỉ là một trò hề rẻ tiền.  

Tại Trung Quốc chúng ta, hễ có ba người sẽ cũng có ba ý kiến, nhưng cái khác nhau là: sau khi đã quyết định xong, ba người đó vẫn làm theo ba phương hướng khác nhau. Giống như nói hôm nay có người đề nghị đi New York, người đề nghị đi San Francisco. Biểu quyết, quyết định đi New York, nếu ở I-xra-en cả hai người sẽ cùng đi New York, nhưng ở Trung Quốc thì một người sẽ bảo: "Anh đi New York đi, tôi có tự do của tôi, tôi đi San Francisco!".  

Người Trung Quốc không thể đoàn kết, hay cắn xé nhau, những thói xấu đó đã thâm căn cố đế. Không phải vì phẩm chất của họ không đủ tốt. Nhưng vì con siêu vi trùng trong văn hóa Trung Quốc ấy làm cho chúng ta không thể đè nén, khống chế hành vi của chúng ta được. Biết rõ rành rành là xâu xé nhau, nhưng vẫn xâu xé nhau. Nếu nồi vỡ thì chẳng ai có ăn, nhưng nếu trời sụp thì người nào cao hơn người đó phải chống đỡ.

Cái loại triết học xâu xé nhau đó lại đẻ ra nơi chúng ta một hành vi đặc thù khác: "Chết cũng không chịu nhận lỗi". Có ai nghe thấy người Trung Quốc nhận lỗi bao giờ chưa? Giả sử anh nghe một người Trung Quốc nói: "Việc này tôi đã sai lầm rồi!" Lúc đó anh phải vì chúng tôi mà uống rượu chúc mừng. 

Con gái tôi hồi bé có một lần bị tôi đánh, nhưng cuối cùng hóa ra là nó bị oan. Nó khóc rất dữ, còn tâm can tôi thì đau đớn. Tôi biết rằng đứa con thơ dại và vô tội của tôi chỉ biết trông cậy vào bố mẹ, mà bố mẹ bỗng nhiên trở mặt thì nó phải sợ hãi biết nhường nào. Tôi ôm con vào lòng rồi nói với nó: "Bố xin lỗi con. Bố không đúng. Bố làm sai. Bố hứa lần sau bố không làm như vậy nữa. Con gái ngoan của bố, con tha thứ cho bố nhé!" Nó khóc mãi không thôi. Cái sự việc này qua rồi mà lòng tôi vẫn còn đau khổ. Nhưng đồng thời tôi lại cảm thấy vô cùng kiêu hãnh bởi tôi đã dám tự nhận lỗi của mình đối với nó.  

Người Trung Quốc không quen nhận lỗi và có thể đưa ra hàng vạn lý do để che dấu cái sai trái của mình. Có một câu tục ngữ: "Đóng cửa suy gẫm lỗi lầm" (Bế môn tư quá). Nghĩ về lỗi của ai ? Dĩ nhiên của đối phương. 

Lúc tôi đi dạy học, học sinh hàng tuần phải viết tuần ký để kiểm thảo hành vi trong tuần. Kết quả kiểm thảo thường là: "Hôm nay tôi bị người này người nọ lừa tôi. Cái người lừa tôi ấy đã được tôi đối xử mới tốt làm sao, cũng bởi vì tôi quá trung hậu!". Lúc đọc đến kiểm thảo của đối phương, lại cũng thấy anh học trò kia nói mình quá trung hậu. Mỗi người trong kiểm thảo của mình đều là người quá trung hậu. Thế còn ai là người không trung hậu? 

Người Trung Quốc không thể nhận lỗi, nhưng cái lỗi vẫn còn đó, đâu phải vì không nhận mà nó biến mất. Để che đậy một lỗi của mình người Trung Quốc không nề hà sức lực tạo nên càng nhiều lỗi khác hòng chứng minh rằng cái đầu tiên không phải là lỗi. Cho nên có thể nói người Trung Quốc thích nói khoác, nói suông, nói dối, nói láo, nói những lời độc địa. 

Họ liên miên khoa trương về dân Trung Quốc, về tộc Đại Hán, huyên thuyên về truyền thống văn hóa Trung Quốc, nào là có thể khuếch trương thế giới,v.v...Nhưng bởi vì không thể đưa ra chứng cớ thực tế nào nên tất cả chỉ toàn là những điều bốc phét. 

Tôi chẳng cần nêu ví dụ về chuyện nói khoác, láo toét làm gì. Nhưng về chuyện nói độc của người Trung Quốc thì không thể không nói được. Ngay như chuyện phòng the, người phương Tây vốn rất khác chúng ta, họ thường trìu mến gọi nhau kiểu "Em yêu, em cưng" [Bá Dương dùng chữ "đường mật" và "ta linh" để dịch chữ Honey, Darling của tiếng Anh -ND] thì người Trung Quốc gọi nhau là "kẻ đáng băm vằm làm trăm khúc" (sát thiên đao đích). 

Hễ cứ có dính đến lập trường chính trị hoặc tranh quyền đoạt lợi là những lời nói độc địa sẽ được tuôn ra vô hạn định, khiến cho ai nấy nghe thấy cũng phải tự hỏi: "Tại sao người Trung Quốc lại độc ác và hạ lưu đến thế?" 

Lại nói ví dụ về chuyện tuyển cử. Nếu là người phương Tây thì tác phong như sau: "Tôi cảm thấy tôi có khả năng giữ chức vụ đó, xin mọi người hãy bầu cho tôi!". Còn người Trung Quốc sẽ xử sự như Gia Cát Lượng lúc Lưu Bị tới cầu hiền (tam cố thảo lư). Nghĩa là nếu được mời, anh ta sẽ năm lần bảy lượt từ chối, nào là "Không được đâu! Tôi làm gì có đủ tư cách!" Kỳ thực, nếu anh tưởng thật mà đi mời người khác thì anh ta sẽ hận anh suốt đời. 

Chẳng khác nào nếu anh mời tôi diễn giảng, tôi sẽ nói: "Không được đâu, tôi chẳng quen nói chuyện trước công chúng!" Nhưng nếu anh thật sự không mời tôi nữa, sau này nếu nhỡ lại gặp nhau ở Đài Bắc, có thể tôi sẽ phang cho anh một cục gạch vào đầu. 

Một dân tộc hành xử theo kiểu này không biết đến bao giờ mới có thể sửa đổi được lầm lỗi của mình; sẽ còn phải dùng mười cái lỗi khác để khỏa lấp cái lỗi đầu tiên, rồi lại dùng thêm trăm cái khác để che đậy mười cái kia thôi. 

Trung Quốc diện tích rộng thế, văn hóa lâu đời thế, đường đường là một nước lớn. Thế mà, thay vì có một tấm lòng bao la, người Trung Quốc lại có một tâm địa thật hẹp hòi. 

Cái tấm lòng bao la đáng lẽ chúng ta phải có ấy chỉ đọc thấy được trong sách vở, nhìn thấy được trên màn ảnh. Có ai bao giờ thấy một người Trung Quốc có lòng dạ, chí khí sánh ngang được với tầm vóc nước Trung Quốc không? Nếu chỉ cần bị ai lườm một cái là đã có thể rút dao ra rồi, thử hỏi nếu có người không đồng ý với mình thì sự thể sẽ ra sao? 

Người Tây phương có thể đánh nhau vỡ đầu rồi vẫn lại bắt tay nhau, nhưng người Trung Quốc đã đánh nhau rồi thì cừu hận một đời, thậm chí có khi báo thù đến ba đời cũng chưa hết.

Mọi người Trung Quốc đều sợ sệt đến độ không còn biết quyền lợi mình là gì thì làm sao còn biết đấu tranh, gìn giữ nó được? Mỗi khi gặp một chuyện gì xảy ra y nhiên lại nói: "Bỏ qua cho rồi!" 

Mấy chữ "bỏ qua cho rồi" này đã giết hại không biết bao nhiêu người Trung Quốc và đã biến dân tộc Trung Quốc thành một dân tộc hèn mọn.

Giả sử tôi là một người nước ngoài hoặc một bạo chúa, đối với loại dân tộc như thế, nếu tôi không ngược đãi nó thì trời cũng không dung tôi. 

Cái não trạng hãi sợ này đã nuôi dưỡng bao nhiêu bạo chúa, làm tổ ấm cho bao nhiêu bạo quan. Vì vậy bạo chúa bạo quan ở Trung Quốc không bao giờ bị tiêu diệt. 

Trong truyền thống văn hóa Trung Quốc, các vị có thể xem ở "Tư trị thông giám" (Một pho sử của Tư Mã Quang tóm hết chuyện hơn 2.000 năm để làm gương cho người đời sau), cái việc bo bo giữ mình đã được xem là kim chỉ nam và nhấn mạnh năm lần bảy lượt. Bạo chúa, bạo quan cũng chỉ cần dân chúng cứ bo bo giữ mình là được, cho nên người Trung Quốc mới càng ngày càng khốn đốn đến như thế. 

Nơi nào người Trung Quốc đã đặt chân đến thì không thể có chỗ nào là không bẩn. Có hơn một tỷ người Trung Quốc trên thế giới này, làm sao mà không chật chội được?  Ngoài ồn, chật, bẩn, loạn, lại còn thêm cái tật "thích xem" (người khác đau khổ), hoặc "chỉ quét tuyết trước nhà mình mà không động tý gì đến sương trên mái ngói nhà người khác". 

Họ luôn mồm "nhân nghĩa" mà tâm địa ích kỷ, tham lam. Một đằng hô to khẩu hiệu: "Phải tử tế với người và súc vật!", trong khi đó ngày ngày không ngừng xâu xé lẫn nhau. 

Tóm lại, người Trung Quốc đúng là một dân tộc vĩ đại, vĩ đại đến độ làm cho người đời nay không có cách nào hiểu nổi tại sao họ có thể tồn tại được trên quả địa cầu này những 5.000 năm?

Bá Dương

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Kinh nghiệm dùng nhân sâm

 ST

SUÝT MẤT CẢ VỢ VÀ CON VÌ... NHÂN SÂM

Các bậc danh y tiền bối chỉ có Hải Thượng Lãn Ông (là tên hiệu của cụ Lê Hữu Trác) là người có ghi chép lại các trường hợp bệnh chữa khỏi gọi là Dương án và các trường hợp bệnh không chữa khỏi, tử vong gọi là Âm án để đời sau lấy đó làm gương, may ra tìm được phương thuốc khác mà cứu được người.

Tôi là một dược sĩ, nên chỉ ghi chép lại các trường hợp bản thân được chứng kiến về tác dụng của thuốc để rút kinh nghiệm hoặc cảnh báo cho người thân và cộng đồng. Nhân có “Diễn đàn: Tai biến y khoa” trên báo Sức khỏe&Đời sống; tôi xin góp một câu chuyện đã ghi chép được cách nay 40 năm.

Trong Đông y nhân sâm được xếp vào hàng quý hiếm: sâm, nhung, quế, phụ. Thời kỳ bao cấp nước ta nhập nhân sâm của Triều Tiên về phân phối cho các cán bộ thuộc diện Ban bảo vệ sức khỏe của tỉnh quản lý, mỗi suất 10g sâm củ loại một (15 củ = 600g).

Tôi là Trưởng trạm Nghiên cứu dược liệu và kiểm nghiệm dược phẩm tỉnh Bắc Thái (trong các tỉnh thành trên cả nước khi ấy chỉ có Bắc Thái có liên trạm NCDL & KNDP) thuộc diện “có tiêu chuẩn bảo vệ sức khỏe” nên được phân phối một suất.

Vợ tôi cũng là dược sĩ đại học (chuyên khoa dược liệu khóa đầu tiên của Trường đại học Dược Hà Nội) công tác ở Phòng Quản lý dược Ty Y tế Bắc Thái nên cũng biết tác dụng của nhân sâm. Cuối tháng 10/1973 sắp chuyển dạ đẻ nên vào Khoa Sản - Bệnh viện A để chờ đẻ. Nhà tập thể của chúng tôi cũng ở liền Bệnh viện A nên cứ hết giờ làm việc là tôi sang xem vợ có chuyển biến thế nào.

Vợ tôi đau kéo dài tới 12 giờ, rất mệt (vì là đẻ con đầu nên chúng tôi chưa có kinh nghiệm gì chỉ trông vào các thầy thuốc Khoa Sản). Thấy vợ mệt quá, tôi phải đến bác sĩ bệnh viện trưởng xin tem phân phối mua một hộp sữa đặc hiệu “Ông Thọ” cho vợ bồi dưỡng.

Khi đem sữa về cho vợ uống, vợ tôi tức giận bảo: “Người ta đau mệt chết đi được, có tí nhân sâm lại đem cất đi, đợi bao giờ không thở được mới cho uống à”, tôi bảo: “Nhân sâm là thuốc bổ thuộc loại đại bổ nguyên khí. Nếu dùng cứu nguy cho người thoát dương thì phải phối hợp với phụ tử chế. Em mệt do đau đẻ, không biết dùng nhân sâm độc vị có được không”.

Vợ tôi bảo: “Em còn nhớ lời thầy giảng về nhân sâm khi còn là sinh viên: Các nhà khoa học Liên Xô đã thí nghiệm cho hai lô chuột nhắt, lô thứ nhất uống nhân sâm, lô thứ hai làm đối chứng cho uống nước cất, rồi bắt tất cả lội nước. Kết quả cuối cùng là sau hai giờ lội nước, lô uống nhân sâm có tới 80% số chuột vẫn còn đủ sức lội nước so với đối chứng là 0%”. Tôi bảo: “Đó là thí nghiệm trên động vật khỏe mạnh, còn em là người chờ đẻ, để anh phải tra sách cho kỹ đã, không thể thấy nhân sâm là thuốc bổ thì dùng được”.

Tôi về phòng làm việc tra cứu trên các tài liệu hiện có như: Dược điển Việt Nam I (1970). 6 tập sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của dược sĩ Đỗ Tất Lợi (năm 1980 dược sĩ Đỗ Tất Lợi mới được Nhà nước phong hàm Giáo sư Đại học) và một số sách của Trung Quốc, Dược điển Liên Xô IX (1961). Trong mục nói về nhân sâm, tất cả đều không có một chữ nào khuyên không nên dùng nhân sâm cho người đau đẻ. Chỉ có lời khuyên: “Những người bệnh có thực tà không dùng được” và truyền thuyết về “Phúc thống phục nhân sâm... tắc tử” lưu giữ trong đầu tôi.

Truyền thuyết kể rằng có một thầy lang khám cho cháu 3 tuổi bị đau bụng, đi phân lỏng, thấy cháu quá mệt, thầy định cho dùng nhân sâm, trước khi quyết định thầy giở sách tra cứu về nhân sâm, ở đoạn cuối trang ghi: phúc thống phục nhân sâm... Thầy vội gấp sách lại rồi cho cháu uống thang thuốc có nhân sâm, sau khoảng nửa canh giờ thì cháu tử vong. Thầy tra lại sách, mở tiếp trang sau có chữ... tắc tử.

Như vậy, sách đã ghi: Đau bụng dùng nhân sâm... ắt chết (tiếc rằng chữ “ắt chết” lại ở trang sau mà lần đầu thầy chưa giở ra). Truyền thuyết này đã nhắc nhở tôi phải đọc kỹ tài liệu để tránh sai sót như người xưa.

Thế là tôi phải thuận theo ý vợ, chia suất nhân sâm 10g thành 5 miếng, đưa cho vợ ngậm 1 miếng, sau 1 giờ thì vợ tôi nhai hết miếng sâm, đỡ mệt nên ngủ được.

Đến 21 giờ tôi vào thăm, vẫn chưa thấy lên bàn đẻ, sốt ruột quá tôi đến gặp bác sĩ trực (BS. Lý Thị H.) bác sĩ khám cho vợ tôi bảo: “côn” (cổ tử cung) đã mở được 6 phân rồi. Tôi yên trí là vợ sắp đẻ rồi ngồi chờ đến 24 giờ vẫn chưa thấy bác sĩ hành xử gì, tôi lại vào phòng bác sĩ đề nghị kiểm tra cho vợ tôi. Sau khi kiểm tra, bác sĩ bảo: “côn” không mở được thêm nữa. Tôi đề nghị can thiệp y khoa cho vợ tôi đẻ. Bác sĩ bảo: đây là chuyên môn của tôi, anh là dược sĩ không nên can thiệp vào. Vợ tôi lại yêu cầu cho ngậm tiếp một miếng sâm nữa để có sức “rặn đẻ”.

Tôi nghĩ: đến miếng sâm này tổng số mới là 4g vẫn chưa quá liều 6g/ngày, nên đưa sâm cho vợ ngậm. Sau đó, tôi ngồi chờ rồi cũng gục xuống bàn ngủ thiếp đi, khi tỉnh dậy thì đã 5 giờ sáng, thấy vợ vẫn chưa đẻ được, bác sĩ vẫn “bình chân như vại”, tôi phải chạy xuống nhà tập thể Bệnh viện A gõ cửa phòng bác sĩ M. - Trưởng khoa Sản gọi: M. ơi, dậy ngay cứu vợ tao với! “Côn” mở 6 phân từ 9 giờ đêm qua mà đến giờ chưa đẻ được.

Thế là bác sĩ M. và tôi chạy vội lên phòng đỡ đẻ. Bác sĩ M. khám ngay cho vợ tôi, thấy cổ tử cung đã mở hết nhưng không có cơn co tử cung, có biểu hiện suy tim thai. Anh lấy máy hút thai trong tủ trực ra, bảo tôi tiệt khuẩn để cấp cứu. Tôi đem rửa thì thấy tổ tò vò trong giác hút, rửa sạch giác hút rồi tôi đổ cồn 90 độ vào đốt để tiệt khuẩn, sau lại đổ cồn 90 độ vào làm lạnh để kịp dùng ngay.

Bác sĩ M. bảo tôi bơm máy hút, hai bác sĩ và hai y tá kéo giác hút và giữ vợ tôi trên bàn đẻ, đến lúc kéo được con tôi ra thì nó đã ngạt, trắng như túi bóng đựng nước, bác sĩ M. phải một tay xách ngược hai chân bé lên, một tay phát thật mạnh vào mông bốn, năm cái bé mới khóc lên được, khi cất được tiếng khóc đầu tiên, bé mới hồng trở lại. Tôi nín thở từ lúc kéo được con ra khỏi bụng mẹ đến khi con cất được tiếng khóc chào đời mới thở ra được nhẹ nhàng và xem đồng hồ, lúc ấy là 7 giờ, mặt trời đỏ như bát tiết vừa ló ra khỏi đám mây.

Thế là nhờ bác sĩ M. cấp cứu sau gần 2 tiếng đồng hồ vợ con tôi đã thoát chết, do bác sĩ Lý Thị H. vô tâm và 2 miếng nhân sâm hảo hạng dùng cho người đau đẻ đã làm cho vợ tôi đờ tử cung suýt chết cả mẹ lẫn con, chuyện này tôi nhớ suốt đời. Nay chép lại làm bài học kinh nghiệm Âm án.

Ngày nay, nhân sâm Hàn Quốc và nhân sâm Trung Quốc (sâm Cát Lâm) nhập vào nước ta rất nhiều, cứ có tiền là mua bao nhiêu cũng được. Các nghiên cứu khoa học cũng thông báo có hàng chục trường hợp không nên dùng nhân sâm độc vị. Thiết nghĩ, câu chuyện này cũng là bài học cảnh giác cho những bà mẹ mang thai và là đề tài cần nghiên cứu để làm sáng tỏ thêm về tác dụng lợi, hại của nhân sâm với người chuyển dạ đẻ.

DS. TRẦN XUÂN THUYẾT


Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Quyền năng của gỗ sưa: Những bí mật chưa từng được tiết lộ

ST


Các thương lái Trung Quốc liên tục lùng sục tìm mua loại gỗ Sưa khắp nơi với giá hàng chục triệu đồng cho 1kg khiến cho cơn sốt gỗ sưa ở Việt Nam không ngừng tăng nhiệt những năm gần đây, gỗ sưa là loại gỗ quý giá thật sự hay chỉ là chiêu trò của các thương lái? bài viết được đăng tải lại từ Báo Pháp Luật.

Niềm tin gỗ sưa chữa được nhiều bệnh tật
Đem những thắc mắc về gỗ sưa hỏi một người Trung Quốc (tên phiên âm Hong Dan, người Chiết Giang) từng có nhiều năm buôn gỗ, anh này cho biết: “Quả thực gỗ sưa là một loại gỗ quý, có giá trị sưu tập rất cao. Những năm gần đây, tại Trung Quốc đang có trào lưu sưu tập đồ gia dụng cổ bằng gỗ sưa. Chắc chắn người sưu tập đều rõ như lòng bàn tay về giá trị vật chất ngoài thị trường của vật mình sưu tập. Tuy nhiên, không hẳn ai cũng biết rằng ngoài giá trị về mặt sưu tập, gỗ sưa còn có tác dụng thần kỳ đối với sức khỏe con người”.
Theo người này, gỗ sưa có mùi thơm nhạt, nhưng dễ ngửi, là tượng trưng cho sự cao quý, vinh hoa. Những gia đình quan lại giàu có thời cổ đại thường chọn gỗ sưa làm nguyên liệu đóng tủ đựng quần áo. Càng lâu ngày, quần áo để trong đó càng có mùi thơm, khi mặc vào, người ta thấy tinh thần sảng khoái vô cùng, có thể nói là rất kỳ diệu.
Ngoài ra, trước đời Thanh, trong hiệu thuốc, bột gỗ sưa là một loại dược liệu rất quý. Sau này, do nguyên liệu gỗ sưa khan hiếm nên thậm chí một số hiệu thuốc còn thu mua hoặc đem đồ gia dụng bằng gỗ sưa của nhà mình ra nghiền thành bột để bốc thuốc. Đây có thể cũng là một nguyên nhân khiến các đồ gia dụng ít có cơ hội được lưu truyền về sau.

Chiếc tủ gỗ sưa có giá trị cực lớn
Vậy tại sao trước đây các vua chúa và các gia đình quyền quý ở Trung Quốc thường dùng gỗ sưa làm đồ gia dụng và coi đó như một loại dược liệu thượng đẳng, một bảo vật khó kiếm? Người này cho biết, cây gỗ sưa quý là cây đã sinh trưởng qua hàng trăm năm, có cây có tuổi đời tới 800 năm, do đó đã tích tụ một năng lượng hết sức kỳ lạ. Khi con người tiếp xúc lâu và thường xuyên, nó có thể khiến người ta thay đổi khí huyết, trừ bệnh tật, kéo dài tuổi thọ.
Thậm chí, những người trước đây có hàm răng xỉn màu, khi tiếp xúc lâu với gỗ cũ (gỗ sưa từ 100 năm trở lên), răng có thể trắng trở lại. Không ít người cũng tin rằng dùng bột nghiền của gỗ sưa đun với nước để đắp vào chỗ bị đau bệnh có thể đả thông kinh lạc, hoạt huyết, thúc đẩy tuần hoàn và giảm áp lực máu.
Bột gỗ sưa còn có thể dùng để điều trị bệnh ngoài da, như bệnh chàm (eczema). Cách thức chữa bệnh được giới thiệu như sau: Dùng 1g bột gỗ sưa, 3g hùng hoàng, 1g axit salicylic, 10g nước dấp cá, 2g thất lý tán (hỗn hợp: Trân châu, tổ yến, hoàng liên, khổ hạnh nhân, bán hạ, mạch nha, phục linh, trần bì, thần khúc, cam thảo, hổ phách…) trộn đều bôi lên chỗ da bị chàm mỗi ngày một lần.
Ngoài ra, gỗ sưa cũ thường tán phát ra ngoài một loại vật chất được gọi là “mộc dưỡng”. Loại vật chất này có tác dụng an thần, tỉnh táo, khi thường xuyên sử dụng có thể thúc đẩy việc tái tạo các tế bào, phòng chống các nếp nhăn và sự lão hóa của cơ thể, thậm chí góp phần giúp phục hồi các chức năng tạng phủ trong cơ thể.
Sử dụng đồ gia dụng bằng gỗ sưa như giường tủ, bàn ghế, thời gian tiếp xúc lâu sẽ có hiệu quả điều hòa khí huyết, duy trì sắc đẹp, tránh lão hóa, phòng bệnh ung thư.
Gỗ sưa không chỉ có tác dụng làm đẹp, nó còn có tác dụng chữa bệnh xương khớp. Dùng bột gỗ sưa hòa với dấm trắng, sau đó đắp vào chỗ khớp bị xưng, cứ 10 ngày một liệu trình chữa trị, khoảng 3 liệu trình như vậy xương khớp sẽ gần như hết đau nhức.
Thực tế, gỗ sưa có tác dụng như vậy là do nó có thể điều hòa khí huyết. Các mạch máu lưu thông, chức năng thận tạng cải thiện. Thận lại được coi là “tiên thiên chi bản, bách bệnh chi nguyên”, tức là nguồn của bách bệnh, thận lại chủ về xương khớp, sinh ra tủy, thông với não nên thận khỏe thì mọi bệnh tật tiêu tán, trẻ lâu, trường thọ.

Vì vậy, tiếp xúc một thời gian với gỗ sưa, khí sắc con người cũng sẽ tốt lên, da dẻ hồng hào, hai mắt có thần hơn, không bị ù tai, xương cốt chắc khỏe, tăng cường trí nhớ, trấn tĩnh, không sợ hãi, người này cho biết thêm. Gỗ sưa càng để lâu càng đẹp nên khi chế tác thành đồ mỹ nghệ, tác dụng tán phát các chất “mộc dưỡng” càng nhiều.
Hiểu biết để bảo tồn
Tiếp tục đi tìm lời giải về gỗ sưa, phóng viên đã liên lạc một người bạn là bác sĩ Trung y khá am hiểu về loại gỗ trên. Người này cho biết, gỗ sưa loại lâu năm quả thực có tác dụng chữa bệnh vì trong gỗ có rất nhiều chất như: Isoliquiritigenin, pterostilbene, pterocarpin,narrin, santalin, angiolensin, homopterocarpin, prunetin, formonoetin, p-hydroxyhydratropic acid, pterofuran, pterocarpol.
Các chất này có tác dụng chữa bệnh phong, làm liền vết thương, hồi phục cảm giác nóng lạnh cho người bệnh, giảm đau cho phụ nữ đau bụng kinh, giảm đau và chữa trị bệnh xương khớp, điều tiết lượng đường trong máu của người tiểu đường và giảm các biến chứng như hồi phục chức năng sinh lý, cải thiện vấn đề tiền liệt tuyến, bài tiết sỏi thận và bàng quang.
Các chất này cũng giúp ức chế u ung thư, ban đỏ, bệnh về huyết quản, chứng mất trí, bệnh nha chu, cơ tim, hen xuyễn. Đơn cử như chất Pterostilbene, có tác dụng kháng ô-xy hóa, kháng tăng sinh tế bào, giảm mỡ máu, giảm áp lực máu. Có giá trị lớn trong y học, ứng dụng trong điều trị bệnh ung thư, cao huyết áp, mỡ máu cao. Homopterocarpin ứng dụng trong y học là tiêu sưng giảm đau. Pterocarpin có tác dụng chống nấm, hoạt tính kháng ung thư…
Ngoài ra, gỗ sưa còn được coi là tuyệt phẩm trong các loại gỗ bởi tính rắn chắc, màu sắc hoa lệ, vân gỗ đẹp, bền, được vua chúa và vương công quý tộc sử dụng. Gỗ có mùi hương vĩnh hằng, bách độc không thể ngấm vào nên thường được dùng làm tràng hạt, có ý nghĩa tránh tà ma và tật bệnh. Từ đó, gỗ sưa còn được con người gán cho ý nghĩa tâm linh.

Một cây sưa ở Hà Nội bị “sưa tặc” đốn hạ.
Do ở ngoài tự nhiên gỗ sưa có tốc độ sinh trưởng rất chậm mà ở thời nào thì con người cũng ráo riết tìm cách đốn hạ chúng nên ngày nay gỗ sưa cũ (cây sưa lâu năm) đã không còn nhiều.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp người dân Việt Nam hiểu rõ hơn giá trị của những cây gỗ sưa cổ thụ hiếm hoi đang còn sót lại để từ đó có biện pháp bảo vệ, bảo tồn chúng hiệu quả trước sự săn lùng của “sưa tặc”, để một tài sản quý của quốc gia không “chảy máu” ra ngoài lãnh thổ, từ đó sau này thế hệ con cháu chúng ta còn có dịp tận mắt thưởng ngoạn loại “đệ nhất gỗ” này./.

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

Cuộc sống và các thể chế ở Mỹ - Phần VI: Đời sống văn hoá ở Mỹ



Phần VI: Đời sống văn hóa ở Mỹ

Nhà văn Anh Stephen Spender nói về đời sống văn hóa Mỹ như sau: “Sự âu hóa đã sang đến Mỹ và quay trở lại châu Âu vì quá trình Mỹ hóa nay đã hoàn tất”



Vừa vay mượn vừa mới mẻ

Những ảnh hưởng của Châu Âu đối với đời sống văn hóa Mỹ - đâu là nét vay mượn, đâu là nét mới của Mỹ - không phải là đề tài mới. Trước khi nhà quý tộc Alexis de Tocqueville tiến hành chuyến đi nổi tiếng của mình tới cộng hòa non trẻ Hoa Kỳ vào năm 1831, đã có khoảng 1.200 người Pháp viết về đề tài này.
Trong suốt hơn 150 năm, người ta đã tranh luận rằng liệu có nét gì là nguyên gốc của Mỹ trong nền văn minh Mỹ hay không? Niềm tin chính trị, định kiến về giai cấp, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, lý thuyết kinh tế học, và niềm tự hào – tất cả những cái đó đóng vai trò quan trọng trong cuộc bàn cãi của những người ở hai bên bờ Đại Tây Dương.

Tuy nhiên, sang thế kỷ XX, khi ảnh hưởng, sự giàu có và sức mạnh của Mỹ tăng lên, cuộc tranh luận bắt đầu chuyển hướng. Đề tài cũ rích về nền văn hóa Mỹ đã có một sắc thái mới. Trước kia, ảnh hưởng của Châu Âu đã có lúc là một đề tài nhạy cảm, thậm chí có tác động mạnh tới tình cảm của người dân Mỹ.
Hiện nay, nó hầu như không còn dược công chúng Mỹ quan tâm một cách nghiên túc nữa, và trở thành chủ đề bàn thảo của các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa. Trái lại, ảnh hưởng văn hóa Mỹ đối với các nước khác trên thế giới lại là vấn đề hiện đang gây nhiều tranh cãi và đôi khi làm xôn xao dư luận bên ngoài nước Mỹ.
Trong thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai, người dân Mỹ ngạc nhiên khi nghe những lời buộc tội về “chủ nghĩa đế quốc” văn hóa và “chủ nghĩa dân tộc”. Nhưng thật đáng tiếc, người ta cũng bàn về hình thái mới của nó trước đây. Do vậy, cần phải có cách nhìn nhận từ góc độ lịch sử của vấn đề.

Khía cạnh lịch sử

Việc chia lịch sử văn hóa Mỹ thành ba giai đoạn lớn tuy là khái quát hóa vấn đề , song sẽ bổ ích cho quá trình nghiên cứu. Không có đường ngăn cách rõ ràng giữa các giai đoạn nhưng những ảnh hưởng khác nhau tác động tới những lĩnh vực văn hóa khác nhau theo những cách thức không giống nhau nên mỗi giai đoạn đều có giá trị lịch sử nhất định.

Giai đoạn thứ nhất kéo dài từ thời kỳ thực dân đô hộ tới lúc diễn ra cuộc nội chiến. Trong giai đoạn này, nền nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc, văn học và thời trang của Mỹ chịu ảnh hưởng mạnh của những ý tưởng, truyền thống và xu hướng của châu Âu. Những gì hợp thời ở các trung tâm văn hóa châu Âu như London, Paris, Rome thường là hình mẫu cho Boston, New Orleans, New York, và Philadelphia học theo. Một số người Mỹ đi theo các xu hướng của châu Âu một cách không hào hứng. Và thường phải đi sau một thời gian, các xu hướng đó mới sang Mỹ. Chắc chắn dù sớm hay muộn, ít hay nhiều, người Mỹ cũng đã theo các xu hướng đó.

Tất nhiên điều này không có nghĩa là Châu Mỹ chỉ biết du nhập nền nghệ thuật và các nghệ sĩ từ nơi khác. Họa sĩ Mỹ Benjamin West, người được nước Anh gọi là “Raphael của Mỹ”, là người sáng lập ra Viện hàn lâm hoàng gia ở London, và từ năm 1792 là chủ tịch viện này trong suốt 26 năm. Và tài năng âm nhạc hiện đại đặc biệt của người Mỹ cũng sớm thể hiện với việc sáng tác được những “bài hát chuẩn”, những bài hát mà ở khắp mọi nơi, ai ai cũng biết hát.

Ngày nay, lý lẽ mà người Mỹ dùng trong giai đoạn thứ nhất để bảo về nền văn hóa của họ thường bị lãng quên. Mong muốn tách rời về văn hóa với châu Âu là một phần trong cuộc cách mạng của người Mỹ. Người Mỹ công kích nền nghệ thuật, văn hóa và xã hội châu Âu là “ra vẻ quý tộc”, suy đồi, thoái hóa, kém phẩm chất và xem đó như những nguy cơ đối với dân chủ ở Mỹ. Tuy nhiên quan điểm này vẫn còn tồn tại trong một thời gian dài.

Ở phía bên kia bờ Đại Tây Dương, trong suốt nhiều năm, người Châu Âu cũng nhắc đi nhắc lại một giọng điệu, được coi là quan điểm của giới quý tộc thượng lưu, về nền văn hóa Mỹ. Theo đó, nền cộng hòa Mỹ, một nền dân chủ mới của những thường dân “pha tạp chủng tộc”, có lẽ không đủ khả năng đem lại những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Họ cho rằng việc gìn giữ và phát triển nền văn minh luôn thuộc về tầng lớp lãnh đạo. Sự nổi lên của những thường dân chỉ đồng nghĩa với sự xuống cấp về văn hóa và nghệ thuật.

Lý lẽ trên luôn trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết vào thời gian nổ ra những cuộc cách mạng theo chu kỳ và những cuộc nổi dậy thường xuyên trên khắp đất nước châu Âu trong thế kỷ XIX. Những người cảm thấy bị đe dọa nhiều nhất bởi tiếng vang và ảnh hưởng của cuộc cách mạng tư sản Mỹ, và sau đó là cuộc cách mạng tư sản Pháp, không có gì lạ chính là những người lên tiếng quyết liệt nhất.

Do nguồn gốc xuất thân, đương nhiên Alexis de Tocqueville đã tán thành quan điểm coi trọng giới lãnh đạo quý tộc. Trong cuốn sách nổi tiếng nhan đề Dân chủ ở Mỹ (Democracy in America) xuất bản năm 1835, ông viết rằng người Mỹ hầu như không có văn minh, nhưng cũng không nên mong đợi hơn thế vì họ không có “tầng lớp quý tộc” và không có “sự phân biệt giai cấp”. Ông giải thích rằng đó là lý do khiến người Mỹ không coi trọng những khía cạnh nghệ thuật tinh tế hơn của cuộc sống, những khía cạnh vốn “nảy sinh từ những khoảng thời gian rảnh rỗi của giới quý tộc”

Quan niệm này rõ ràng đã làm lẫn lộn vị trí giữa người nghệ sĩ trong xã hội và người cai trị mình (chắng hạn, Benjamin West lại là người phục vụ cho vua George III). Nó tồn tại trong một thời gian dài , đặc biệt trong Thế giới cũ. Những gì mang tính phổ biến thì không thể có nhiều giá trị nghệ thuật, điều đó gần như đã thành một định nghĩa. Tất nhiên, cho đến ngày nay, người ta vẫn còn nghe thấy lập luận như vậy.

Những con đường xuyên Đại Tây Dương

Giai đoạn thứ hai, kéo dài từ thời kỳ nội chiến cho tới khoảng chiến tranh thế giới lần thứ nhất, được đánh dấu bởi sự căng thẳng. Có thể nói rằng, người Mỹ có chân trong cả hai thế chiến, và họ thường cảm thấy đó là tư thế bất tiện. Các nhà văn, kiến trúc sư và họa sĩ của thế kỷ XIX vẫn coi họ phần nhiều là một bộ phận của truyền thống châu Âu. Tuy nhiên, càng ngày càng có nhiều nghệ sĩ lấy Mỹ làm chủ đề và chất liệu cho sự sáng tạo nghệ thuật của mình. Cuộc đấu tranh giữa châu Âu và châu Mỹ là một trong những đề tài quan trọng hơn cả trong nền văn học của Mỹ.

Tuy nhiên, sang đến giai đoạn thứ hai này, có thể thấy rõ Mỹ đã phát triển được phong cách văn hóa riêng của mình. Không còn lẫn đi đâu được chất Mỹ thể hiện rõ trong giọng văn của những tay bút thế kỷ XIX như Cooper, Thoreau, Emerson, Melville, Whitman…Rõ ràng một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc đã hình thành.
Những ảnh hưởng của châu Âu vẫn còn mạnh, song không còn áp đảo nữa. Cho dù có tự ý thức được hay không thì trên thực tế, người Mỹ cũng đã bắt đầu đi theo con đường riêng của mình. “ Tôi đi về hướng Đông chỉ vì bị bắt buộc, còn đi về hướng Tây là ý muốn tự do của tôi” – Thoreau, tác giả của cuốn Walden, đã viết như vậy năm 1862. Ông còn viết tiếp: “Ở phía Tây tôi thấy có tương lai và ở đó, trái đất dường như giàu có hơn và không bao giờ cạn kiệt…Tôi phải đi về hướng Oregon, chứ không hướng sang châu Âu”.

Giai đoạn hiện nay là giai đoạn thứ ba, được đánh dấu bởi làn sóng sáng tạo vô cùng mạnh mẽ của Mỹ trong mọi lĩnh vực, bởi ảnh hưởng quốc tế ngày càng lớn và sự tự tin vững chắc. Nhà nghiên cứu nghệ thuật của châu Âu George Steiner đã miêu tả giai doạn hiện nay của đời sống văn hóa Mỹ như là “giai đoạn Elizabeth” trong lịch sử nước Anh.

Mặc dù đã thể hiện cả trong mỹ thuật, kiến trúc, âm nhạc, vũ điệu, phim ảnh và thời trang, những sức sống mãnh liệt và thử nghiệm sáng tạo của Mỹ thể hiện riox nhất trong văn học. Người Mỹ đầu tiên vinh dự nhận giải thưởng Nobel văn học vào năm 1930 là Sinclair Lewis. Tiếp sau ông, giải thưởng này liên tục về tay những nhà văn Mỹ khác.

Và bây giờ có ai đọc tiểu thuyết của Mỹ không? Nếu ai đó muốn biết tên những nhà văn Mỹ có tác phẩm được mọi người hầu như khắp các nơi trên thế giới đọc, họ có thể nhận được một danh sách rất dài, bắt đầu từ vần A bằng những tên tuổi chẳng hạn như Agee, Algren…và kết thúc đâu đó ở vần W với những tên Walker, Williams.Tất nhiên, điều quan trọng là vấn đề được đặt ra từ lâu về nền văn hóa Mỹ đã phần nhiều đi vào dĩ vãng.

Những vị trí đang thay đổi

Cũng khá nực cười rằng sau một thế kỷ rưỡi người Mỹ phải lo ngại về những ảnh hưởng của người nước ngoài đối với nền văn hóa của họ, phải phàn nàn về những tác động tiêu cực, “những tội lỗi ở vườn Babylon" và sự suy thoái đạo đức của thế giới cũ đối với họ, thì dòng ảnh hưởng hiện nay lại có vẻ như đã đổi chiều. Hiện nay, dường như Mỹ lại đang có quá nhiều ảnh hưởng. Đối với nhiều người bên kia bờ Đại Tây Dương (và cả Thái Bình Dương), văn hóa Mỹ đã trở nên quá phổ biến.

Một nhà phê bình người Pháp, trong khi thừa nhận sự ưu việt của tiểu thuyết Mỹ hiện đại, đã phải phàn nàn về việc người Pháp ngày càng bắt chước theo Mỹ nhiều hơn. Người ta đã quyết định đặt tiêu đề tiếng Anh cho cuốn Annales de I’Institut Pasteur và chỉ xuất bản cuốn này bằng tiếng Anh. Một làn sóng phản đối đã đăng kín trên báo cáo Pháp. Một mình chứng khác về “chủ nghĩa đế quốc Mỹ trong lĩnh vực ngôn ngữ”, đó là sự thình hành của “tiếng Anh Mỹ” trong ngôn ngữ khoa học quốc tế.
Khi kiến trúc sư I.M. Pei, người được đào tạo tại Mỹ, được chọn để thiết kế cổng vào mới của bảo tàng Louvre ở Pháp, một số ngươi Pháp đã nói tới sự phản bội về văn hóa. Cũng tương tự như vậy, một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất của Đức đã phải than vãn về sự thiếu vắng một nền âm nhạc hiện đại thực thụ ở nước ông. Nước Đức không hề nhận thấy họ đã trở thành một (vệ tinh của Mỹ).
Trên tạp trí Jie Zeit Magazin, một nhà báo đã viết rằng trong cuộc sống thường nhật của mình, bà nhìn quanh đâu cũng thấy tiếng Anh Mỹ. Bà đã đặt câu hỏi “Chúng ta đang ở đâu?”, “ở một thuộc địa của Mỹ ư?”. vào năm 1993, Wiem Wnders, một trong những nhà đạo diễn phim được kính trọng nhất ở châu Âu, đã tiên đoán rằng đến năm 2000, ngành điện ảnh của châu Âu sẽ không còn tồn tại nữa. Các nước châu Âu bị “Một con ngựa khổng lồ của thành Troij”. Ông cảnh báo rằng, ngay bây giờ, 95% tổng số thu nhập từ các bộ phim được trình chiếu trên khắp châu Âu đã chảy về túi con ngựa khổng lồ đến từ Hollywood.

Mặc dù cùng đưa ra những lời phàn nàn tương tự như trên, nhưng người Anh tỏ ra đặc biệt nhạy cảm trước những ảnh hưởng mạnh mẽ của đất nước thuộc địa cũ của họ. Khi hai kiến trúc sư người Mỹ là Robert Venturi và Denise Scott Brown được chọn để thiết kế một bên cánh mới cho Nhà triển lãm mĩ thuật quốc gia ở London, các nhà phê bình người Anh đã nổi dậy và cho đến khi cánh Sainsburi được khánh thành năm 1991, cơn giận của họ vẫn chưa nguôi.
Cùng năm đó, Nhà hát vũ kịch hiện đại của London đã chọn ra một giám đốc mới, người mà tờ the sunday times (Thời báo chủ nhật) đã cho rằng "cũng lại là một người Mỹ nữa” Cách đây hơn 10 năm, các nhà xuất bản của Mỹ đã xuất bản tới ¾ tổng số sách bằng tiếng Anh trên thế giới. Ngày nay, việc một tác giả người Anh in sách tại một nhà xuất bản ở Mỹ không phải chuyện lạ, và nhiều cuốn sách như vậy, khi sau đó được in lại ở Anh, vẫn giữ nguyên bản tiếng Anh của Mỹ.
Người ta đã viết những chồng thư dài vô tận gửi tới các báo ở Anh phàn nàn về những “tác động tiêu cực” của tiếng Anh Mỹ đối với trẻ em vị thành niên ở Anh được lan truyền qua radio, TV, phim ảnh, âm nhạc, và băng video. Sự Mỹ hóa này "thậm chí càng tồi tệ hơn” vào dịp Giáng sinh, khi mà tất cả những gì được trình chiếu chỉ là phim và các chương trình biểu diễn của Mỹ.

Nếu như Benjamin Franklin, người hai thế kỷ trước đây đã từng phê phán gay gắt những ảnh hưởng tiêu cực của Anh đối với Mỹ, có thể sống lại thì ông sẽ nghĩ gì khi nghe được rằng đối với nhiều người, cái Thế giới mới gan dạ của ông đã trở thành “Vườn Babylon mới?" Mới chỉ cách đây hai hoặc ba thế hệ, trong tâm trí những người thuộc tầng lớp trung lưu ở Mỹ, Paris là nguồn gốc của mọi tội lỗi và lối sống hoang dã.
Thật mỉa mai là nếu nhìn từ góc độ lịch sử, hình ảnh Paris đã được thay thế bằng sức sáng tạo nghệ thuật đã suy đồi của thành phố New York, hay cảnh tượng hoang dã và kỳ quặc về “tình dục, mặt trời và ma túy” ở California. Paris có thể còn là nơi để người Mỹ và người châu Âu cùng giải trí.

Nếu một số người Mỹ không có cảm giác gì trước những lời kết tội về “chủ nghĩa đế quốc về văn hóa” thì, trước hết, có thể nới rằng họ đơn giản chỉ đang đáp lại một lời ca tụng về lịch sử. Thứ hai là người Mỹ nói chung không quan tâm đến cuộc thảo luận nào diễn ra bên ngoài đất nước họ. Nếu nhìn theo một góc độ tích cực hơn, họ đã trở nên sẵn sàng chấp nhận những mối quan hệ và những sự vay mượn về văn hóa.

Trên thực tế, họ thường tự hào chỉ ra những lợi thế của việc có nhiều truyền thống văn hóa đa dạng như vậy. Sự trưởng thành về văn hóa khiến họ trở nên ít quan tâm hơn tới việc xác định đâu là những thứ của “ngoại quốc”, đâu là của Mỹ, những gì đã du nhập vào Mỹ hoặc xuất khẩu từ Mỹ ra ngoài.

Ở Mỹ, người ta mong đợi và chào đón chủ nghĩa quốc tế và thuyết đa nguyên. Chẳng hạn, nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc của Mỹ cảm thấy thoải mái mỗi khi chỉ huy những giàn nhạc nước ngoài chẳng khác nào chỉ huy dàn nhạc trong nước.


Thành ph New York (nh: Internet)
New York, New York

Thành thực mà nói, New York thường gây bực mình cho những người ở các thành phố khác của Mỹ cũng như rất nhiều người ở các nước khác trên thế giới. Người dân New York nghiễm nhiên coi thành phố của họ là trung tâm tài chính, kinh doanh và thông tin liên lạc của thế giới. Không những thế, New York còn là “thủ đô nghệ thuật của thế giới” và là “thành phố có nghệ thuật múa và balê hiện đại nhất”.
Nó là “trung tâm sách báo và xuất bản hàng đầu”, “điểm giải trí của cả trái đất”, và là nơi “có nhiều diễn viên hơn kẻ cướp”. Như một cuốn sách hướng dẫn du lịch của một nước ngoài đã hào hứng khẳng định, New York là quê hương của nhà hát opera nổi tiếng nhất thế giới – the Met – Nhà hát Opera trung tâm.

Một người nào đó đến từ Washington – J.C. vốn có ý thích coi thành phố mình như “thủ đô cả nước”, có thể sẽ nói ngay rằng thư viện của Quốc hội nằm tại đây là thư viện lớn nhất trên thế giới. Cũng giống như một ai đó từ quê hương Harvard có thể giải thích rằng thư viện của trường họ là thư viện đại học lớn nhất thế giới.
Như người New York sẽ nói một cách đơn giản là “tôi tin” rằng Thư viện công cộng của New York là thư viện lớn nhất trên thế giới mà không phải là bộ sưu tập quốc gia. Điều khiến nhiều người bực mình về người dân New York đến như vậy là việc họ biết mình sống ở đâu và họ là ai. Thường họ tỏ ra không quá quan tâm đến những gì tất cả chúng ta đang nghĩ.

Những quà tặng nghệ thuật mà New York dành cho du khách nhiều và đa dạng đến mức tác giả của những quyển sách hướng dẫn du lịch thường bỏ qua và chỉ liệt kê các con số. Chẳng hạn, chỉ riêng ở New York, có khoảng 12 000 nghệ sỹ và nhà điêu khắc hành nghề để kiếm sống. Ở New York có bảo tảng nghệ thuật trung tâm, mà sánh ngang với nó chỉ có Bảo tàng Anh và Louvre của Pháp.

Vị thế trung tâm nghệ thuật hàng đầu mà New York có được không chỉ dựa trên số lượng các nghệ sỹ làm việc tại đó và là nơi có nhiều triển lãm, trưng bày hay bảo tàng. Nhiều bước đi quan trọng trong nền nghệ thuật hiện tại xuất phát từ đây. Trong số những bước tiến được nhiều người biết đến – khởi điểm chủ yếu từ New York và phổ biến trong nền nghệ thuật quốc tế - có trường phái Biểu hiện trừu tượng và Hành động trong hội họa với những hình thái đầu tiên ra đời ở New York vào những năm 1959 – 1960, nghệ thuật Pop, nghệ thuật siêu nhỏ và nghệ thuật nhiếp ảnh theo trường phái hiện thực.

Cũng tương tự như vậy, thành phố Chicago thường được gắn liền với kiến trúc hiện đại, bởi đó là quê hương của Louis Sullivan, người đôi khi được gọi là “cha đẻ của những tòa nhà chọc trời” và Frank Lloyd Wright. Tuy nhiên, đối với nhiều người, chính những đường nét của Manhattan trên bầu trời mới là biểu tượng của thành phố hiện đại to lớn. Và Bảo tàng Guggenheim là một trong những công trình thiết kế nổi tiếng nhất của Wright.
Chicago cũng là nơi lẩn tránh của nhiều nghệ sĩ Bauhaus. Một vài người trong số họ, như Mies Van Der Rohe, người đã cùng hợp tác với kiến trúc sư người Mỹ Philip Johnson, đã làm được nhiều việc có ảnh hưởng đến nền kiến trúc hiện đại. Nhưng chính New York lại là nơi có một số công trình nổi tiếng nhất của họ.

Do khá nhiều công ty thông tin và truyền thông lớn cũng như những người khổng lồ trong lĩnh vực xuất bản như Time – Warner và Turner có trụ sở chính tại New York, nên New York còn trở thành một trung tâm quan trọng đối với các phóng viên nhiếp ảnh. Cuối cùng, cái gọi là “nghệ thuật đường phố” – cho dù đến nay đã là những bức Graffiti và những bức họa đắt tiền tại ga tàu điện ngầm hay những bức vẽ treo tường và trên các tòa nhà – có liên quan mật thiết với nền nghệ thuật Nam Califognia và Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha, vẫn là những thứ thường hay được gắn với New York nhất.

Sân khấu kịch đặc biệt thịnh hành trong hàng trăm nhóm trường đại học và nhóm khu vực trên khắp cả nước Mỹ. Nhưng chỉ có Broadway với khoảng 40 sàn diễn truyên nghiệp và trên 350 sân khấu thử nghiệm ở ngoài khu vực Broadway mới làm người ta biết đến những nhà viết kịch của Mỹ như O’Neill, Miller, Saroyan, William. Chỉ tính riêng ở New York đã có trên 15 000 diễn viên chuyên nghiệp, và ở bang Califognia có khoảng 20000. Hơn 16 000 và nhà soạn nhạc chuyên nghiệp sống ở New York, và khoảng 23 000 ở Califognia. Cuộc cạnh tranh thật gay gắt.

Những trung tâm trải dài trên bờ đại dương

Mặc dù New York gần như có nhiều sản phẩm văn hóa dành cho du khách hơn hẳn các thành phố khác, nhưng nó cũng chỉ là một trung tâm văn hóa lớn chứ không phải là duy nhất ở Mỹ. Thực tế là số người Mỹ đi dự các buổi hòa nhạc giao hưởng nhiều gấp 3 lần những người đi xem những trận đấu bóng rổ, điều đó có thể giải thích bằng một thực tế là trên khắp nước Mỹ có khoảng 1500 giàn nhạc. Gần 40 giàn nhạc ở Mỹ có thể được coi là giàn nhạc “lớn”, có tầm cỡ quốc tê.

Các nhóm đồng diễn và các giàn nhạc của các trường học và trường đại học cũng đóng một vai trò rất quan trong trên cả nước. Chúng như là những trung tâm chuyên nghiệp đào tạo các nhạc công và vũ công. Ở Mỹ người ta tổ chức hàng trăm cuộc thi âm nhạc ở cấp thành phố, bang và quốc gia. Các khoa âm nhạc, kịch và múa thuộc các trường đại học cung cấp học bổng và các khóa đào tạo chuyên nghiệp. Phần lớn các buổi hòa nhạc và các buổi biểu diễn âm nhạc do các trường tài trợ đều không mất tiền vé.

Những buổi hòa nhạc cộng đồng ngoài trời miễn phí cho tất cả mọi người cũng là một truyền thống lâu đời ở Mỹ. Có 2 nguyên nhân giải thích cho sự ra đời của truyền thống này. Một là, những buổi hòa nhạc đó thể hiện mối quan hệ tốt với công chúng, là một cách để các nghệ sĩ cảm ơn cả cộng đồng vì đã ủng hộ họ và để kết bạn mới. Lý do thứ hai thật đơn giản, đó chính là những buổi vui chơi giải trí, cho dù có hay không có nhạc cổ điển.

Vì vậy, cái được gọi là âm nhạc đang nghiêm túc đang phát triển lành mạnh ở Mỹ. Một mặt, loại nhạc này đã có truyền thống về chất lượng, gắn liền với tên tuổi của những người như Menuhin, Stern…Mặt khác, chất lượng đó có triển vọng tiếp tục được bảo đảm với sự có mặt của đông đảo các nhạc công, ca sĩ và vũ công đang được đào tạo.

Vai trò của những người ủng hộ

Có thể nói thêm rằng, kể cả nghệ thuật kịch cũng như bất kỳ ngành nghệ thuật nào khác ở Mỹ, đều không hề dựa vào tiền của nhà nước. Chúng tồn tại không phải vì được các thành phố hay các bang cấp vốn hoạt động. Nhiều người Mỹ có xu hướng coi văn hóa và các ngành nghệ thuật là những lĩnh vực nhà nước không nên can thiệp tới.

Việc cần phải có một bộ trưởng văn hóa hay âm nhạc là ý tưởng ngoại lai đối với họ. Họ không xem chính phủ là người bảo trợ cho nghệ thuật. Thêm vào đó, chẳng hạn, những người yêu nhạc jazz sẽ không hiểu được tại sao tền đóng thuế của họ lại được sử dụng để phục vụ cho thú vui của những người yêu thích nhạc cổ điển hay ngược lại. Người Mỹ cảm thấy rằng mỗi cá nhân cần sẵn lòng ủng hộ và đóng góp kinh phí cho hoạt động văn hóa mà mình ưa thích, bất kể đó là hoạt động gì.
Nhà hát Opera trung tâm, hay the Met, là một ví dụ điển hình. Trung tâm Lincoln rộng 14 hecta, trong đó có trụ sở của dàn nhạc Những người yêu nhạc và Khoa âm nhạc Juliard cũng không kém phần nổi tiếng, được tài trợ chủ yếu thông qua những mon quà và những khoản tiền của hàng nghìn cá nhân, tổ chức tư nhân, các tổ hợp công ty và những tổ chức phi lợi nhuận. Trong tổng số ngân quỹ 75 triệu USD hàng năm của Met, chỉ có 5% là từ các nguồn phi chính phủ, ở cấp liên bang, bang hoặc thành phố. Chín mươi lăm phần trăm còn lại là do tư nhân đóng góp, cộng thêm tiền thu được từ bán vé và một số thu nhập khác.

Mỗi năm trôi qua lại dem đến cho người ta nỗi lo sợ mới (“Liệu the Met có bị khánh kiệt không?”), nhưng rồi sau mỗi lần như vậy. Trung tâm lại ghi nhận them được từ các cá nhân người dân đủ số tiền để tiếp tục hoạt động. Nhưng vì điều đó, the Met không có đủ sức để cạnh tranh với những nhà hát opera được chính phủ tài trợ ở các nước khác trong việc thu hút những ngôi sao opera quốc tế vốn được trả lương rất cao.
Tuy vậy, địa vị quốc tế mà một ca sĩ giành được khi có thể nói ra rằng “tôi đã hát tại trung tâm the Met” cũng đủ để thu hút mọi người, trừ những người tham lam nhất , tơi New York. Nguồn tài chính bấp bênh của the Met còn làm cho trung tâm có được những người ủng hộ vô cùng trung thành, họ cảm giác rằng đây mới chính là nhà hát opera của họ. Song, giá vé một đêm tại nhà hát the Met thường rẻ hơn tại các nhà hát opera ngang hàng khác.

Tình trạng tương tự như vậy cũng sảy ra trong nghệ thuật múa ba lê. Danh tiếng của nền nghệ thuật múa hiện đại của Mỹ có được không phải nhờ vào sự năng đỡ và tài chính của chính phủ, Đúng hơn, nó xuất phát từ tính độc đáo và tài năng của cá cá nhân như Graham và Cunningham, Joffrey và Tharp, và những học trò của họ hiện đang giảng dạy và biểu diễn môn nghệ thuật này trê khắp thế giới.


Poster phim Cun theo chiu gió
Phim ảnh

Thế giới phim ảnh và sản xuất phim của Mỹ;à một chủ đề rộng lớn tới mức nó xứng đáng, và trên thực tế cũng đã, được in thành tuyển tập lớn. Tất nhiên, người ta sẽ nghĩ ngay đến Hollywood cũng như nhiều nhà đạo diễn và diễn viên vĩ đại đang tiếp tục được thu hút về đây và thành danh tại đây.
Nhưng sau đó, người ta cũng có thể nghĩ đến nhiều xưởng phim độc lập có mặt trên khắp cả nước, nghĩ đến những chuỗi phim tài liệu và giáo dục cũng như những bộ phim truyện, đến truyền thống xã hội chích hợp trong điện ảnh, và các khoa điện ảnh trong các trường đại học như trường Đại học Nam Califonia (USC), trường Đại học Califonia ở Los Angeles (UCLA), hay trường Đại học New York, nơi đào tạo ra những nhà đạo diễn như Francis Ford Coppola, George Lucas…Tuy nhiên, chỉ nói tới “nền điện ảnh Mỹ” không thôi thì sẽ tạo ấn tượng sai lệch.

Trong hơn 70 năm qua, phim Mỹ đã ngày càng được ưa chuộng trên khắp thế giới. Các thế hệ lớn lên cùng với phim Mỹ và nhìn nhận về nước Mỹ cũng qua phim Mỹ. Vô tuyến truyền hình và video cũng chỉ càng làm tăng thêm sự phổ biến về phim Mỹ. Hầu hết cá hệ thống truền hình trên thế giới đều có một điểm chung, đó là khối lượng lớn các bộ phim Mỹ họ chọn để trình chiếu trên màn ảnh nhỏ. Trong nhiều trường hợp, nhưng bộ phim này, cho dù là cũ hay mới, được chiếu thường xuyên hơn cả những bộ phim do các nước chủ nhà sản xuất.

Những bộ phim giải trí thành công rực rỡ, kể từ Cuốn theo chiều gió cho tới Công viên kỷ Jula, được chú ý nhiều nhất. Nhìn vào giải thưởng được trao tại các liên hoan phim quốc tế, ta cũng thấy phim Mỹ, với tư cách là một ngành nghệ thuật, tiếp tục tạo được uy tín đáng kể. Ngay cả khi chủ đề cua phim mang tính nghiêm túc, hay như họ nói là “có ý nghĩa”, phim Mỹ vẫn được ưa chuộng.
Trong những thập kỷ trước, những bộ phim nói về tác hại của rượu, về các cuộc ly hôn, sự nguy hiểm của năng lượng và vũ khí hạt nhân, tình trạng tòi tàn của khu trung tâm thành phố, những ảnh hưởng của chế độ nô lệ, cảnh ngộ của những thổ dân Mỹ, sự nghèo đói, về tình trạng như nhập cư hay về hiện tượng đồng tính luyến ái, tất cả đều được giải thưởng và được quốc tế cộng nhận. Và đồng thời, số lượng người đi xem cũng rất đông.

Vào cuối những năm 1980 và đặc biệt là đâu những năm 1990, người ta chú ý nhiều tới việc ngay cả khi châu Âu mạnh lên thì những phim sản xuất tại Mỹ và trình chiếu ở châu Âu vốn ở vị trí hàng đấu còn trở nên được yêu chuộng hơn nữa. Liên minh châu Âu (EU) đã ký những hiệp định không chính thức nhằm hạn chế số lượng phim Mỹ chiếu trên truyền hình châu Âu. Và ở một số nước, người ta đã thông qua những bộ luật nhằm cố gắng hạn chế số lượng phim chiếu ở rạp.
Người châu Âu thường nêu ý kiến rằng điện ảnh ở châu Âu đại diện cho văn hóa, còn ở Mỹ thì nó đại diện cho thương mại. Tuy nhiên, vào những thời kỳ, chẳng hạn như trong vòng ba năm liền Mỹ liên tục giành được giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes với các phim Tình dục, sự dối trá và cuốn băng hình của đạo diễn Soderbergh (năm 1990) và Tên chỉ điểm Barton của anh em nhà Coen (năm 1991), thì lập luận trở nên yếu ớt. Tất nhiên, cả ba phim trên đều do các hãng phim tự do chứ không phải do Hollywood sản xuất.

Chúc mừng sinh nhật bạn

Vấn đề chủ yếu trong các cuộc thảo luận về văn hóa phổ thông của Mỹ cũng chính là một trong những đặc trưng của nền văn hóa này: nó sẽ không là của riêng Mỹ. Bất kẻ đó là phim, thức ăn, thời trang, âm nhạc, những môn thể thao theo mùa hay là những tiếng nói lóng của Mỹ, tất cả đều nhanh chóng thuộc về một nơi nào khác trên thế giới.

Có nhiều thuyết đã được đưa ra nhằm lý giải sao văn hóa phổ thông của Mỹ lại có sức lôi cuốn đến như vậy, đặc biệt là từ những năm 1920. Một thuyết cho rằng đó là do nó dược “quảng cáo” và tiếp thị trông qua những bộ phim, những bản nhạc phổ thông, và gẩn đây là qua truyền hình của Mỹ.

Một thuyết khác giải thích do Mỹ là “dân tộc của dân tộc”, nền nghệ thuật và văn hóa phổ thông của Mỹ dễ dàng “trở về nhà”, hấp dẫn đối với những truyền thống và gu thưởng thức của các nước khác.

Lại có một thuyết khác, có lẽ là phổ biến nhất, cho rằng văn hóa phổ thông của Mỹ được thế giới gắn liền với cái gọi là “tinh thần Mỹ” Bất kể lý do tại sao nó lan truyền rộng khắp, văn hóa phổ thông của Mỹ thường được chấp nhận môt cách nhanh chóng và sau đó được điều chỉnh cho thích hợp với nền văn hóa ở nhiều nước khác nhau. Do đó, nguồn gốc và bản chất của Mỹ có thường nhanh chóng bị lãng quên.

Các chuyên gia đã tranh luận hoài với nhau về lý do tại sao văn hóa phổ thông của Mỹ lại phổ biến đến như vậy, và họ cũng đã nói tới những tác động quốc tế của nền văn hóa này.

Ẩm thực Mỹ: từ Asparagus cho đến Zucchini

Quan điểm thình hành ở nước ngoài cho rằng người Mỹ sống bằng bánh nhân thịt kẹp phomat, Coca cola và khoai tây chiên giòn là chính xác, cũng chính xác như quan điểm người Mỹ cho rằng người Anh sống bằng chè, cá rán và khoai tây chiên, người Pháp sống bằng rượu và tỏi, và người Nhật thì bằng tảo biển và rượu Sake.

Không chỉ là một câu nói quen thuộc thường ngày, quan điểm trên còn xuất phát từ một thực tế là rất nhiều trong số những thứ được quảng cáo là “thực phẩm của Mỹ” ở nước ngoài đều là những món được chế biến nhại theo của Mỹ khá nhạt nhẽo và vô vị. Kể cả những thứ cơ bản như nước sốt để ăn thịt nướng làm tại Mỹ cũng khác nhiều loại nước sốt bán ở các siêu thị nước ngoài.

Mỹ có hai lợi thế về thực phẩm. Thứ nhất, là một nước nông nghiệp hàng đầu, nước Mỹ luôn có sẵn nhiều loại thịt, hoa quả và rau tươi với giá khá rẻ. Đây là một lý do giải thích tại sao bittet hay thịt bò rán có thể được coi là món “đặc trưng” nhất của Mỹ; món này có nhiều hơn các món khác. Nhưng món gà quay ngon của vùng phía Nam cũng là món có danh tiếng, cũng như món jambon hun bằng khói gỗ hồ đào hoặc jambon tẩm đường, món gà tây, tôm hùm tươi, và nhiều hải sản khác như cua hay trai.

Ở một đất nwowcscos nhiều vùng khí hậu khác nhau và nhiều khu vực trồng rau quả, thì người Mỹ không cần phải nhập những thứ rau quả tươi như bưởi, cam, chanh, dưa hâu…Điều này lý giải tại sao hoa quả và salat là những món ăn phổ biến ở Mỹ.

Lợi thế thứ hai mà Mỹ có được – đó là những người nhập cư đã mang theo và còn tiếp tục mang theo những món ăn truyền thống của đất nước và nền văn hóa của họ khi tới Mỹ. Sự phong phú về thức ăn và kiểu ăn thật đáng kinh ngạc!

Ở Mỹ có bốn xu hướng đã tiếp diễn hơn một thập kỷ nay và dường như vẫn còn tiếp tục. Xu hướng thứ nhất, đó là số lượng những tiệm ăn với giá phải chăng phục vụ những món ăn đặc sản ngày càng gia tăng một cách đáng kể. Xu hướng thứ hai là ngày càng có nhiều người Mỹ đi ăn hiệu thường xuyên hơn.Xu hướng tồn tại lâu đời thứ ba, đó là có các chiến dịch vận động giữ gìn sức khỏe được tiến hành trên toàn quốc nên người Mỹ hiện nay có chế độ ăn uống nhẹ hơn rất nhiều.
Cuối cùng là xu hướng sử dụng các món “ăn nhanh”, đây cũng là xu hướng quốc tế. Người ta xếp những chuỗi dài để mua bánh Bizza, bánh nhân thịt, các mona ăn của Mehico…Trong khi có nhiều người Mỹ cũng như người dân các nước khác không hài lòng với xu hướng này và ngay cả các tiệm ăn cũng không thích món ăn này – một điều có thể hiểu được – thì người ta lại thấy cả những người giàu và người nghèo vẫn tiếp tục mua và xài “thức ăn nhanh”.

Và rồi cái “thức ăn nhanh” của người Mỹ cũng đã chu du vòng quanh thế giới đủ để trở thành một phần quen thuộc trong bức tranh thường ngày, giống như những khía cạnh khác của nền văn hóa Mỹ. Chẳng hạn, việc Hồng Công có quầy bánh Pizza Hut là của hàng bán bánh bizza lớn nhất và hiệu bán đồ ăn Mc Donald đông khách nhất, hay việc cách đây hơn 20 năm, gà rán Kentucky đã lại được ở Nhậ Bản và hiện đã có khoảng 900 quầy đại lý chẳng phải là điều đáng ngạc nhiên, ít nhất là đối với thế hệ trẻ. Điều mới là ở chỗ du khách nước ngoài tới Mỹ có lúc phải ngạc nhiên khi thấy những thứ quen thuộc có trong nước họ, và thốt lên: “Ồ, người Mỹ cũng có cả gà rán Kentucky!”.

Một Tân thế giới đã già hơn

Giữa “nền văn hóa cao” của Nhà hát Opera trung tâm và nền văn hóa ẩm thực tầm thường nhưng rất đậm đà hương vị còn tồn tại một mảng văn hóa lớn, đó là nghề thủ công và nghệ thuật truyền thống của Mỹ, những lĩnh vực mà ngày nay không còn bị xem thường nữa. Bắt đầu từ những năm 1960 với phong trào trở về cội nguồn và vứt bỏ đồ nhựa, nhiều ngành thủ công và nghệ thuật truyền thống đã di phục hồi ở nhiêu nơi. rong số những ngành được nhiều người quan tâm hiện nay có nghệ thuật gốm sứ, nghệ thuật chế biến các loại thủy tinh, nghề đan và dệt thủ công, nghề chế tác đồ trng sức và đồ gỗ.

Ngày nay, ở vùng Ty Nam và Viễn Tây nước Mỹ có những độ ngũ làm gốm và thợ dệt chuên nghiệp coa trình độ, họ bị ảnh hưởng mạnh bởi truyền thống của người Mỹ da đỏ và truyền thống phương đông. Niềm say mê lâu đời của người Mỹ đối với các các phẩm gỗ tự nhiên, có từ thời thực dân Anh đô hộ, lại một lần nữa trở nên mãnh liệt, mọi đồ vật từ những nhạc cụ truyền thống làm bằng tay cho tới những đồ dùng gia đình như chiếc ghế đu mảnh mai kiểu Mỹ đều được làm mới trở lại.Trên khắp cả nước Mỹ, người ta tổ chức nhiều lớp dạy những kỹ năng và các nghề thủ công như vậy.

Những vật liệu xây dựng truyền thống cũng có mặt trong nền kiến trúc thường được gắn liền với phong cách sống “thân mật” tuyệt vời của vùng Tây Bắc Thái Bình Dương, Bắc Califonia, vùng Tây Nam và vùng Núi đá của nước Mỹ. Nhiều người Mỹ đã mệt mỏi hay chán ngấy “phong cách kiến trúc quốc tế”, và khi một loạt các cuộc thử nghiệm phong cách hiện đại được tiến hành thì cũng là lúc họ quay trở về với lối kiến trúc cũ.
Những kiểu kiến trúc khu vực mang tính truyền thống hơn, những phong cách đơn giản nhưng trang nhã của thực dân Anh ở vùng Đông Bắc, hay kiểu kiến trúc với hình dáng mềm mại xây bằng gạch sống hòa nhập với đặc tính của vùng Tây Nam, tất cả đều lấy lại được vị trí của mình.

Việc duy trì những ngôi nhà và những công trình xây dựng thời Victoria ở vùng Trung Tây cũng đã trở nên quan trọng hơn. Công cuộc cải cách toàn diện khu trung tâm Boston cũ kỹ đang và đang không hề đi ngược lại danh tiếng của thành phố là một trung tâm công nghệ và hướng về tương lai. Ở một chừng mực nào đó, sống giữa cái cũ và cái mới như vậy cũng là một nét đặc trưng của Mỹ.
Bạn đọc: Lê Oanh (Hà Nội