Thông tin về nhà thuốc Đông y gia truyền dân tộc Trung Thành:

Nhà thuốc Đông Y gia truyền Trung Thành: Địa chỉ 234 Phố Phúc Sơn, Thị Trấn Bút Sơn, Hoằng Hóa, Thanh Hóa Chuyên đặc trị các bệnh vẩy nến, á sừng, tổ đỉa Vì nhân dân phục vụ, chữa bệnh cứu người, đảm bảo không khỏi không lấy tiền. Phục vụ đồng bào nhân dân ở mọi miền tổ quốc. Liên hệ thầy Thành số điện thoại 0915547153.

Thông tin về nhà thuốc Đông y gia truyền dân tộc Trung Thành:

Nhà thuốc Đông Y gia truyền Trung Thành: Địa chỉ 234 Phố Phúc Sơn, Thị Trấn Bút Sơn, Hoằng Hóa, Thanh Hóa Chuyên đặc trị các bệnh vẩy nến, á sừng, tổ đỉa Vì nhân dân phục vụ, chữa bệnh cứu người, đảm bảo không khỏi không lấy tiền. Phục vụ đồng bào nhân dân ở mọi miền tổ quốc. Liên hệ thầy Thành số điện thoại 0915547153.

Thông tin về nhà thuốc Đông y gia truyền dân tộc Trung Thành:

Nhà thuốc Đông Y gia truyền Trung Thành: Địa chỉ 234 Phố Phúc Sơn, Thị Trấn Bút Sơn, Hoằng Hóa, Thanh Hóa Chuyên đặc trị các bệnh vẩy nến, á sừng, tổ đỉa Vì nhân dân phục vụ, chữa bệnh cứu người, đảm bảo không khỏi không lấy tiền. Phục vụ đồng bào nhân dân ở mọi miền tổ quốc. Liên hệ thầy Thành số điện thoại 0915547153.

Thông tin về nhà thuốc Đông y gia truyền dân tộc Trung Thành:

Nhà thuốc Đông Y gia truyền Trung Thành: Địa chỉ 234 Phố Phúc Sơn, Thị Trấn Bút Sơn, Hoằng Hóa, Thanh Hóa Chuyên đặc trị các bệnh vẩy nến, á sừng, tổ đỉa Vì nhân dân phục vụ, chữa bệnh cứu người, đảm bảo không khỏi không lấy tiền. Phục vụ đồng bào nhân dân ở mọi miền tổ quốc. Liên hệ thầy Thành số điện thoại 0915547153.

Thông tin về nhà thuốc Đông y gia truyền dân tộc Trung Thành:

Nhà thuốc Đông Y gia truyền Trung Thành: Địa chỉ 234 Phố Phúc Sơn, Thị Trấn Bút Sơn, Hoằng Hóa, Thanh Hóa Chuyên đặc trị các bệnh vẩy nến, á sừng, tổ đỉa Vì nhân dân phục vụ, chữa bệnh cứu người, đảm bảo không khỏi không lấy tiền. Phục vụ đồng bào nhân dân ở mọi miền tổ quốc. Liên hệ thầy Thành số điện thoại 0915547153.

Chào mừng bạn đến website của Nhà Truốc đông y gia truyền dân tộc Trung Thành.

Nhà thuốc Đông Y gia truyền Trung Thành: Địa chỉ 234 Phố Phúc Sơn, Thị Trấn Bút Sơn, Hoằng Hóa, Thanh Hóa Chuyên đặc trị các bệnh vẩy nến, á sừng, tổ đỉa Vì nhân dân phục vụ, chữa bệnh cứu người, đảm bảo không khỏi không lấy tiền. Phục vụ đồng bào nhân dân ở mọi miền tổ quốc. Liên hệ thầy Thành số điện thoại 0915547153

Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Đừng coi thường luật nhân quả

Trong ngành y tế, dù ở bệnh viện nào, các bác sĩ sản khoa cũng có một nguyên tắc bất di bất dịch, không bao giờ “kế hoạch hóa gia đình” (nạo, phá thai) cho các bệnh nhân vào ngày mồng Một âm lịch hoặc Rằm, trừ khi đến phiên trực tại bệnh viện. Bởi theo họ, đây là một công việc mà duy tâm cho là tạo nghiệp chướng dẫn đến hậu quả khôn lường. Nói cách khác là chuyện tâm linh theo thuyết nhân – quả. Cho nên càng tránh được bao nhiêu càng tốt cho họ bấy nhiêu, nhất là vào những ngày “thiêng” như vậy. Vậy, chuyện nhân – quả có thật hay không?
Trả nghiệp sát sinh
Sư thầy Giác Liên, trụ trì chùa Phước Hải, Vĩnh Long từng kể chuyện nhân – quả được chứng kiến trong nghiệp tu hành của mình. Những câu chuyện ấy đến nay đối với người dân Vĩnh Long vẫn “nằm lòng” như những bài học đạo lý để “định hướng” cách sống, sao cho không theo vết xe đổ của những nhân vật trong câu chuyện của sư thầy. Một trong những câu chuyện đó phải nhắc đến là cậu bé tên Hiếu, sống lê lết ở chợ Trà Vinh, sống bằng cách xin ăn với thân hình của một… con bò, được sư thầy Giác Liên kể trên một website của Phật giáo.
Theo sư thầy Giác Liên, Hiếu sinh ra trong một gia đình có nghề: mổ bò lâu đời để bán thịt ở Trà Vinh. Ông nội của Hiếu làm giàu bằng nghề này nên rủng rỉnh tiền bạc. Một lần, trước khi làm thịt một con bò cái bỗng dưng ông nằm mơ thấy một người đàn bà đến bên ông khóc lóc: “Xin ông đừng giết tôi, để tôi sinh con rồi ông hãy giết”. Và không những mơ thấy một lần mà ông còn mơ tới 3 lần chỉ trong một đêm. Ông mang chuyện này kể cho vợ thì được khuyên can không nên làm thịt con bò mà hãy nuôi để cho nó đẻ. Nhưng suy đi tính lại, cuối cùng ông vẫn quyết định thịt nó để bán. Mới sáng tinh mơ không hiểu sao so với những lần mổ bò khác, nó kêu la khủng khiếp hơn nhiều, rồi giãy giụa, lồng lộn đến nỗi đứt cả sợi dây trói khi mổ. Khi chết rồi cái ấn tượng mà ông nội Hiếu mãi đến sau này không thể quên được là cái đầu nó lắc lư mãi như thể còn sống.
Đừng coi thường luật nhân quả
Đừng coi thường luật nhân quả
Tuy nhiên, điều trùng hợp là đúng lúc giết con bò chửa đó, con dâu ông trở dạ sinh đứa cháu nội, đồng thời là “đích tôn” của ông với những dị tật rất giống… con bò ấy là mắt lồi, sứt môi, đầu cứ lắc lư, chân tay cong queo đến nỗi không đi lại được, phải bò. Đứa trẻ ấy chính là Hiếu. Nhìn hình ảnh của Hiếu, ông nội Hiếu không thể nào không liên tưởng đến cái chết của con bò, nhất là động tác lắc lư cái đầu. Như hiểu nguồn cơn sâu xa vì sao cháu mình lại bị như vậy và muốn “chuộc” lại lỗi lầm, ông bỏ nghề sát sinh và có bao nhiêu tiền của ông dốc hết ra để chữa chạy cho cháu. Nhưng cậu bé vẫn vậy. Khổ hơn, khi được 10 tuổi, Hiếu đã phải lê la ra chợ xin ăn do người thân của em lần lượt ra đi hết vì trọng bệnh. Mỗi lần xin ăn, chẳng hiểu ai xui khiến, vừa lết Hiếu vừa la khóc thảm thiết: “Xin các bác, các dì đừng “sát sanh” con! Con là con bò nè…”.
Không chỉ sư thầy Giác Liên mà ngay người viết bài này cũng chứng kiến một gia đình có hai thế hệ bán thịt bò ở chợ Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội gặp chuyện tương tự. Chẳng hiểu gia đình này có mổ bò hay không nhưng chỉ biết trong thập niên 90 của thế kỷ trước, trên sạp bán thịt lúc nào cũng có bê “bao tử” bày bán. Tuy nhiên, đặc biệt ở chỗ con gái họ rất giống… bò, nhất là mắt và mũi đến nỗi ai đi qua cũng phải dừng lại nhìn và lờ mờ nhận ra đây chính là “nghiệp chướng” của gia đình bán bê “bao tử”. Và dường như nhận ra sự quả báo này, gia đình hàng thịt đó đã chuyển nghề không bán thịt bò, bê “bao tử” nữa mà mở hàng cơm ở phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, một hàng cơm nức tiếng Hà Nội. Tất nhiên cô con gái ấy cùng bán cơm với cha mẹ cho đến tận bây giờ.
Oán báo oán?
Như câu chuyện trên đây, có rất nhiều câu chuyện nhân – quả khác được kể trong cuộc sống với muôn hình vạn trạng từ nhân vật đến hoàn cảnh… trên cơ sở những gì người ta nhìn, nghe thấy được. Ngay như gần đây nhất, câu chuyện của người tù oan sai Nguyễn Thanh Chấn, ở Bắc Giang cũng gây “chấn động” dư luận bởi có ý kiến cho rằng, có “luật” nhân – quả trong vụ án oan này.
Ông Chấn kể, ngày mới bị tạm giam để phục vụ công tác điều tra, ông nhiều lần bị điều tra viên ép phải nhận đã ra tay sát hại chị Nguyễn Thị Hoan. Nếu không nhận sẽ bị đánh cho “lên bờ xuống ruộng”. Vì không thể chịu đựng nổi, ông Chấn đã buộc phải khai nhận mình chính là người đã ra tay sát hại chị Hoan vào ngày 15-8-2003. Khi đó, một cán bộ điều tra đã hướng dẫn ông viết một lá đơn tự thú khai nhận là hung thủ giết người.
Ông Chấn nhớ lại: “Một điều tra viên khác đã đánh và bắt tôi tập đi tập lại các động tác để thực nghiệm tại hiện trường vụ án mạng. Mỗi lần thực hiện sai các động tác, tôi lại bị họ lao vào đánh đập”. Có một điểm đáng lưu ý ở đây: Sau khi vụ án có hiệu lực, ông Chấn bị đưa đi cải tạo tại Trạm giam Vĩnh Quang (Vĩnh Phúc) thì chỉ một thời gian ngắn sau đó, đã có 2 điều tra viên chết do tai nạn giao thông và trọng bệnh. Chưa kể đến Thẩm phán Nguyễn Minh N, chủ tọa phiên tòa xét xử sơ thẩm cũng bị tai nạn giao thông vào năm 2010 dẫn đến phải điều trị lâu dài.
Cùng thời điểm này, sau khi sát hại chị Hoan, thủ phạm giết chị Hoan bỏ lên Lạng Sơn gặp một người thân là chị Lý Thị N và cho biết hắn chính là hung thủ gây ra vụ án mạng tại Bắc Giang. Khi ấy, Chung đưa hai chiếc nhẫn kim loại màu vàng nhờ chị N mang bán hộ nhưng biết đây là tài sản của vụ “giết người, cướp tài sản” nên chị N đã từ chối.
Sau đó, Chung đã nhờ anh trai của mình đang sinh sống tại Lạng Sơn mang nhẫn đi bán. Không biết có phải nhân quả không mà cuối năm 2005 (2 năm sau khi vụ án xảy ra), anh trai của Chung đã bị một số đối tượng ở Lạng Sơn đâm chết trong một vụ xô xát nhỏ.
Mang tính giáo dục sâu sắc
Trước những hiện tượng trên đây, GS Ngô Đức Thịnh, một chuyên gia nghiên cứu tâm linh cho rằng, thật khó để giải thích trên cơ sở khoa học thực tiễn. Bởi từ trước tới nay, duy tâm – duy vật là hai phạm trù vẫn chưa tìm được tiếng nói chung do một phạm trù thì phải nghe, nhìn, sờ thấy được. Còn phạm trù kia thì trừu tượng, bí ẩn. Thế nhưng, với tư cách là một người nghiên cứu tâm linh, GS Ngô Đức Thịnh khẳng định, những gì chưa chứng minh được thì không có nghĩa không tồn tại, đặc biệt với hàng loạt hiện tượng “gieo gì gặt nấy”, “nhân nào quả ấy” như các chuyện trên cùng với thực tiễn xảy ra rất nhiều trong đời sống. Cho nên chuyện nhân – quả là có thật. Và theo ông, nhân – quả là một quy luật rất hay của đời sống và nhà Phật lấy đó là mục đích thượng tôn để giáo dục con người về đạo đức, nhân cách và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc khi khuyến khích con người làm nhiều việc thiện để kết quả của quá trình ấy là nhận lại cho mình từ những gì mình làm.
Quy luật nhân – quả theo GS Thịnh, không do quyền lực siêu nhiên nào có thể tác động, thao túng mà chính do con người quyết định. Cũng như số phận, cuộc đời của mỗi người phụ thuộc vào hành vi, tâm tính của chính họ. Không có chuyện mê tín dị đoan ở đây vì ngay cả trên quan điểm khoa học thì rõ ràng những gì bạn nhận hôm nay là quá trình sống của ngày hôm qua. Bởi vậy hãy sống theo chân lý “gieo gì gặt nấy”.
(Theo Năng Lượng Mới)

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Vết chai chân chữa mọi cách không dứt khiến tôi rất đau, đi lại khó khăn. Một ông lão người dân tộc thiểu số bày cách lấy củ hành giã thật nhuyễn rịt vào vết chai, làm kiên trì 10 ngày sẽ khỏi.

Bệnh chai chân này cả bố và tôi đều mắc phải. Bố tôi bị vết chai bàn chân phải, đi lại rất đau. Bố đã làm mọi cách vẫn không được, từ dùng kềm cắt da, bôi thuốc tây… vùng chai vẫn cứng, còn dãn rộng và xuất hiện nhiều vết mới.
Chịu đau không thấu, bố đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Sau khi khám, các bác sĩ chẩn đoán là bệnh chai chân, nguyên nhân là bị tỳ đè và ma sát, do giày dép chật, do viêm thần kinh trong bệnh đái tháo đường, do di truyền bị chai bất thường hoặc quá mức. Triệu chứng chính là đau khi tỳ đè, nhất là tại chỗ chai. Khi cắt tổ chức chai tìm thấy một lõi ở trong vị trí chai…

song bố tôi cho biết hễ nghĩ đến lúc phẫu thuật là ổng sởn da gà. Bởi phần bàn chân là nơi có nhiều dây thần kinh nhạy cảm nên ca tiểu phẫu đã khiến ông phải nằm ở nhà hơn nửa tháng trời chẳng đi đâu, hay làm được việc gì cả.
 
Chẳng biết do di truyền hay lây mà chỉ một thời gian ngắn sau tôi cũng bị chai chân. Quả thật những gì mà bố tôi mô tả giờ tôi cảm nhận rõ mồn một: đau buốt mỗi khi giày dép ma sát với vết chai, đi lại phải nhón rất khổ sở… Lúc đó tôi rất sợ phải lên bàn mổ bởi sẽ mất hơn nửa tháng trời nằm nhà, đang là thời điểm nhạy cảm của công việc. Do đó dù đau tôi vẫn cố cà nhắc đi làm.
 
Tình cờ một lần ngồi uống cà phê tại một quán ở phố núi, có ông lão người đồng bào dân tộc thiểu số thấy dáng điệu đi lại của tôi đã hỏi: “Mày bị chai chân à?”. Ông bảo cởi giày cho ông xem, rồi nói: “Cái này tao biết, dễ chữa mà, cũng không tốn kém gì”. Rồi ông bày: 
 
Mỗi tối trước khi đi ngủ, rửa chân cho thật sạch. Lấy củ hành ta giã cho thật nhuyễn rồi rịt vào vết chai sau đó dùng một miếng vải sạch cố định lại. Cứ kiên trì làm chừng 10 ngày là hết đau.
 
Tôi đã thực hiện như lời ông lão. Quả nhiên mới 3 ngày là chân cảm thấy bớt buốt khi đi lại và vài ngày sau thì vết chai rụng lúc nào không hay, thay vào đó là lớp da non. Cách này tôi cũng đã bày cho hai người bạn và đều rất công hiệu.
 
Tùy Phong

10 phút để biết mình khoẻ, yếu


Đông Y Hoàng Duy Tân.
  Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đem đến cho con người nhiều lợi ích về mặt thể xác. Thế nhưng người ta quá dựa vào các thiết bị này và quên đi những « quà tặng » trời cho để có thể giúp phòng và tránh nhiều bệnh tật.

Mỗi buổi sáng, trước khi bắt đầu bước vào sinh hoạt hằng ngày, bạn chỉ cần bỏ ra chừng 10 phút để kiểm tra một số bộ phận cơ quan phủ tạng quan trọng và khi phát hiện sớm các rối loạn (nếu có) và điều chỉnh ngay, sẽ mau phục hồi.

  Kiểm tra tim
Untitled
Ngửa bàn tay, ấn tìm ở kẽ xương ngón tay thứ 4 và 5 (huyệt Thiếu Phu). Huyệt này cho biết những biểu hiện của tim. Hoặc nắm vào góc móng tay út, phía ngón áp út tức huyệt Thiếu Xung, nếu huyệt này đau chứng tỏ tim làm việc quá sức. Nhớ rằng khi kích thích huyệt này có ảnh hưởng đến tim. Nắm 2 ngón tay vào huyệt này thật chặt, day mạnh và như lắc tay, có thể tăng sức khoẻ.
Hoặc đặt ngón cái vào lòng bàn tay, chỗ khe xương ngón thứ 4 và 5 (Thiếu Phủ). Ngón trỏ đặt ở phía đối diện (ở mu bàn tay – tức huyệt Trung Chử). Xoa và bóp, không những trợ lực cho tim mà còn tăng sức cho cơ thể nữa.

Kiểm tra phổi
Kiem tra phoi
Ngửa bàn tay, dùng ngón tay ấn vào chỗ lõm đầu lằn chỉ cổ tay (dưới ngón cái) tức huyệt Thái Uyên, đồng thời gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay trỏ chạm vào vùng thịt ở mô ngón cái (huyệt Ngư Tế) để kiểm tra phổi. Day 2 huyệt này làm lượng ôxy trong phổi lưu thông qua đường Kinh Phế.

Kiểm tra ruột già
Kiem tra ruot gia
Khép ngón tay cái vào sát ngón trỏ, chỗ cao nhất của thịt lồi lên là huyệt (tức huyệt Hợp Cốc), day và ấn vào huyệt này, nếu đau là ruột già không được tốt lắm. Nên ăn thức ăn nhẹ và dễ tiêu. Trong khi đó ấn vào huyệt này cho đến khi dưới ngón tay thấy hết đau. Huyệt đặc biệt này không những làm tan những chất độc tụ ở ruột già mà còn làm cho khỏi mất ngủ. Mỗi tối nên xoa ấn huyệt này là cơn mệt mỏi sẽ tiêu bớt.

Kiểm tra thận và sinh thực tuyến (sinh dục)
Kiem tra than va sinh thuc tuyen (sinh duc)
 Để tăng lực hoạt động cho thận, bàng quang và sinh thực tuyến : Nắm chặt lấy gân gót chân và bấm mạnh, (tương đương các huyệt Côn Lôn, Bộc Tham của kinh Bàng Quang, Chiếu Hải, Thái Khê của Kinh Thận), ở đây mà thấy đau đều tương ứng với rối loạn ở thận, bàng quang, bộ phận sinh dục. Nhiều người thấy có dấu hiệu khoái cảm cao độ ở điểm này mà không rõ lý do tại sao. Dùng lòng bàn tay cụp vào gót chân (phía lòng bàn chân) bóp mạnh và sâu vào. Nếu ở đây thấy đau là sinh thực tuyến bị yếu. Ngược lại ấn vào điểm này sẽ tăng cường lực cho sinh thực tuyến. Điểm này cũng làm hết đau lưng và giữ một vai trò trong việc làm cho đầu gối hết cứng.
   Kiểm tra gan
Kiem tra gan
 Ấn sâu vào chỗ lõm giữa ngón chân cái và ngón thứ 2 (huyệt Thái Xung), nếu thấy hơi khó chịu là gan hoạt động yếu. Day mạnh để điều chỉnh.  Dùng ngón tay cái và ngón trỏ đè vào gốc móng chân cái (cả 2 chân), day ấn khoảng 10 lần, để điều chỉnh đường kinh Can và Tỳ.

   Kích thích lưng
Có thể nằm ngửa trên giường, hoặc ngồi dựa vào ghế và thực hiện như sau : Nắm đấm bàn tay vào rồi đặt vào mấu đốt sống lưng, song song cột sống. Động tác này không những làm cho háng bớt đau mà còn làm cho thần kinh toạ giảm đau. 
Co chân lên, duỗi ra. Giơ tay lên khỏi đầu duỗi ra, khi thực hiện động tác này thì thở sâu. Với cách thức này sẽ cảm thấy 1 cảm giác ấm chạy suốt thân thể. Vùng đau sẽ biến mất, vùng háng đang chịu đau sẽ bớt đau, cảm giác đau ở lưng, cột sống và vùng bụng trên, dưới sẽ bị vô hiệu hoá. Dùng tay ấn vào các đốt sống sẽ làm cho các chất độc ở đây tan đi.
Kích thích gan mật
 Để bàn tay vào vùng sườn bên phải, vị trí của gan mật, cong tay bóp nhẹ, lần đầu tiên làm có hơi đau. Đau là dấu hiệu cho thấy có sự rối loạn bệnh lý ở gan. Sau vài lần kích thích, gan mạnh lên sẽ hết đau (đây là dấu hiệu cho thấy chúng ta thực hiện đúng phương pháp). Lần lên đến giữa xương ức (Chấn Thuỷ) cong tay lại, nắm chặt rồi thả ra 3 lần để kích thích mật. Tác động này cũng đẩy bớt hơi xả ra khỏi ống dẫn mật cũng như để tăng lực cho mật. Chuyển sang đến phía đối diện vùng bụng, dưới sườn trái. Nắm vào nhả ra 3 lần một cách từ từ.
Cần nhớ là mỗi bộ phận ở bụng do thần kinh tuỷ sống điều khiển, nghĩa là cũng phải ấn vào những điểm điều khiển ở cột sống (dọc hai bên cột sống)
Thí dụ : Khi mật tắc nghẽn sẽ có 1 điểm đau giữa vùng mật. Đây là huyệt phản ứng (a thị huyệt), cần xoa dịu huyệt này, ngoài ra còn phản ứng đau ở quãng ngay cột sống lưng thứ 5-9 (D5 – D9), có thể dùng 1 trái banh lông để lăn hoặc nhờ một người khác ấn ngón tay cái vào khi bạn nằm sấp.
Chú ý : Lúc nào cũng thật nhẹ tay. Nếu đau ở bất cứ huyệt nào, ấn nhẹ cho đến khi hết đau. Nếu vẫn còn đau không ngừng, tạm ngưng để ngày khác sẽ làm.

Giữ cho tiêu hoá tốt
  1.  Vì thức ăn là một nguồn lực cho cơ thể, do đó việc tiêu hoá phải được duy trì để bảo tồn những nguyên tố của sức sống.
Cụp các ngón tay của cả 2 bàn tay lại dưới phía sườn bên phải ấn vào vùng này là huyệt Nhật nNuyệt (Kinh Đởm), Phúc Ai Kkinh Tỳ). Nắm chặt vào đếm đến 3, buông ra, thơ mạnh, ấn vào lần nữa, đếm đến 3, làm 5 lần. Làm qua phía bụng bên phải, nơi huyệt Lương Môn (Kinh Vị – Rốn lên 4 thốn ra ngang 2 thốn). Rồi tới vùng chấn thuỷ, nơi huyệt Cưu Vĩ và Cự Khuyết (Mạch Nhâm) cũng làm như vậy. Động tác này giúp tiêu hoá hoạt động, các tế bào được phục hồi, sức khoẻ phục hồi.
Kích Thích Rốn
 Đặt ngón tay thứ 3 (ngón giữa) vào lỗ rốn, ấn sâu vào, ấn vào vùng thấy đau, xoa quanh rốn nhè nhẹ đến những vùng chung quanh. Việc xoa quanh rốn làm giảm tác động đau và bớt mức độ mệt mỏi. Bây giờ đặt lòng bàn tay vào bụng, tay phải ở bụng phải, tay trái ở bụng trái lấy tay kéo và đẩy về phía cột sống làm 10 lần thật đều. Đẩy bụng dưới lên hướng sườn, làm nhẹ nhàng nhưng chắc chắn, có thể cảm thấy hoặc nghe thấy tiếng òng ọc là tốt. Dừng lại và nghỉ một chút rồi dậy uống một ly nước nóng.
   Mười phút để làm tăng sức
 Theo phương pháp của bác sĩ Cerney : Bất cứ lúc nào cơ thể cảm thấy mệt mỏi, mất sức, chỉ cần hơn kém 10 phút áp dụng thủ pháp kích thích dưới đây, có thể làm cho cuộc đời thay đổi hơn.
1. Kích thích đường kinh Tâm :Nắm chặt ngón tay út và xoay qua xoay lại. Ngừng lại, kéo lên, cong về phía lòng bàn tay rồi xoay lại 1 lần nữa, làm vậy 5 giây. Bây giờ bóp mạnh đầu ngón tay giữa. Nắm chặt, thả ra, làm 3 lần, mỗi lần 3 giây.
 2. Ấn vào khu ‘tim’ ở lòng bàn chân, có một vùng phản xạ mạnh ở ngang dưới đầu xương ngón chân thứ 4, chân trái. Dùng huyệt này để tăng lực tối đa, nên làm vào buổi sáng khi thức dậy.
 3. Sờ vào những vùng căng cứng (đau) ở ngực trái. Đôi khi bên phải cũng có một ít, có thể có khối u nhỏ ở trong bắp thịt quanh tim, thường ở trên đường thẳng núm vú. Ấn và xoa cho đến khi chúng tan đi. Ở hố nách cánh tay trái dài xuống phía trong cũng làm vậy. Có thể làm cả cánh tay phải. Áp dụng xoa ấn trên đường kinh Tâm, cứ làm cách quãng, dài xuống ngón tay út.
 4. Đặt tay vào vùng Chấn Thuỷ ấn vào 3 giây, thả ra, thở mạnh, rồi lại ấn, thả ra … làm 5 lần. Đứng dựa lưng vào cạnh khung cửa. Đặt những chỗ đau giữa thăn thịt giữa cột sống, ấn mạnh lưng và làm như vậy để kích thích thần kinh cột sống đối với tim. Đây là một cách tự động tạo nên 1 tín hiệu truyền lên não, từ đó truyền xuống tim khiến tim hoạt động mạnh hơn. Ở đáy sọ (chẩm) sẽ sờ thấy một điểm đau hoặc nhiều hơn, dài xuống cột sống. Ấn vào những huyệt này vì mỗi huyệt sẽ tăng lực cho cơ thể hoạt động. Sau cùng, tới vùng đáy sọ (huyệt Phong Phủ), dùng ngón tay cái và ngón giữa ấn, xoa, bóp cho đến khi hết đau. Rồi chạy tay dài xuống 2 bên cột sống làm cho bắp thịt bớt căng thẳng. 
 (Chúng tôi vừa giới thiệu một số phương pháp của bác sĩ Cerney trong sách « Acupressure by acupressure » (tạm dịch là châm bằng cách day bấm huyệt), nhà xuất bản New York 1982. Đó là những gì kinh nghiệm mà ông thu thập được sau 25 năm theo học và nghiên cứu về Đông Y ở TC, vì vậy, những kinh nghiệm này rất quý và có hiệu quả tốt mà chúng tôi đã thực hiện từ năm 1985 đến nay)
(Sưu tầm)

Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

Sắc sắc không không

http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/tac-pham/sac-sac-khong-khong-2136638.html

Một số người có những thành công bước đầu, vênh vang, tưởng rằng mình có tất cả, coi thường mọi thứ. Nhưng cũng có những người thầm lặng, cái có của họ chưa đủ để khoe khoang và lộ diện, họ sống bình dị, và lấy cái có của mình như không để sống.
Trần Thanh Giảng - 
Tôi có một ông chú rất yêu thích truyện kiếm hiệp Kim Dung. Và mỗi lần ngồi uống rược với ông, thường bàn về tiểu thuyết Kim Dung rất tâm đắc. Trong một lần ngà ngà say, ông hỏi tôi một câu, nếu phải nhận xét về Đoàn Dự và Mộ Dung Phục trong một câu, thì cháu nhận xét thế nào?
Cố nhiên tôi nêu ra vô số nhận xét, rằng Đoàn Dự là một chàng trai chung tình, là người tốt, người nghĩa hiệp, còn Mộ Dung Phục là độc ác, ích kỷ, kẻ tiểu nhân…
Ông nói với tôi, tất cả những gì cháu nhận xét đều đúng, nhưng ý nghĩa sâu xa trong hai nhân vật này thì cháu chưa lĩnh hội được. Những gì mà cháu nói thì ai cũng biết cả và đối với 2 nhân vật này, Kim Dung gởi gắm nhiều triết lý cuộc sống sâu xa hơn thế. Và đương nhiên, tôi chống tai lên nghe ông sẽ nói về hai nhân vật nổi tiếng này của Kim Dung...
Đạo Phật có một triết lý sâu sắc là “sắc sắc không không”. Trong Phật học kinh điển, ý nghĩa của nó có thể rất thâm thúy và khó hiểu. Tôi không có tham vọng giải thích tất cả những ý nghĩa của nó, chỉ nêu một số cảm nhận “sắc sắc không không” từ bộ truyện Thiên Long Bát Bộ.
Sắc sắc: nghĩa là có có, không không là “không có, không có”. Nói một cách dân dã, ý nghĩa của từ này là “có có không không” để diễn tả sự ‘không’ và ‘có’, một quan niệm tương đối. Có mà không, không mà có, khó lường lắm thay.
Trong cuộc sống diễn ra hằng ngày, không ai là có tất cả cũng như không ai là không có gì cả. Cái sự có không chỉ là tương đối. Nhiều khi không có gì tức là có tất cả, và có tất cả lại là không có gì cả. Chỉ là quan niệm suy nghĩ của mỗi người trước cuộc sống mới biết mình có hay không?
Triết học gia cổ đại của Hi Lạp Socrate có câu nói nổi tiếng, là: "Tôi chỉ biết một điều, là tôi không biết gì cả". Và người thông minh nhất là người tự nhìn nhận mình không biết gì cả. Trong cả hai trường hợp đó, ông “có” rất nhiều. Đó cũng là một phần nào của ý nghĩa “sắc sắc không không” trong Phật học
Trở lại với bộ truyện Thiên Long Bát Bộ, thông điệp “sắc sắc không không" được tác giả chuyển tải hoàn chỉnh trong hai nhân vật đối lập chính - tà là Đoàn Dự và Mộ Dung Phục. Đây là hai nhân vật xuyên suốt của bộ truyện và là tham dự nhiều mâu thuẫn ân oán.
Bây giờ ta hãy xem họ có gì, và không có gì? Tại sao họ không có mà tác giả cho là có và ngược lại
Mộ Dung Phục là con trai độc nhất của Mộ Dung Bác, là dòng dõi quý tộc của quốc gia Đại Yên đã bị diệt vong từ những đời trước. Mộ Dung Bác một đời muốn khôi phục lại nước Yên và gia tộc của mình nên đã nghĩ ra những mưu mô xảo quyệt, giây chiến tranh thù địch giữa các thế lực Trung Nguyên và các quốc gia lân cận. Ông ta chết đi (sau này mới biết là chết giả) khi sự nghiệp khôi phục yên quốc còn dang dở, và tất cả đại nghiệp của gia tộc gánh vác lên chàng trai Mộ Dung Phục.
Như vậy, cái có của Mộ Dung Phục là một tiếng tăm, danh gia vọng tộc, là con nhà quý phái. Điều này không phải tự nhiên mà người ta có được. Tự hào lắm thay!
Mộ Dung Phục là một chàng trai anh tuấn, luận về võ công và danh tiếng sánh ngang với Kiều Phong, chính vì vậy mà giang hồ có câu “Nam Kiều Phong, Bắc Mộ Dung’. Quả thật nhà Mộ Dung không phải là hư danh, bởi vì Mộ Dung Phục có môn võ là dùng võ người để đánh người, bởi vậy biết bao cao thủ đều bại dưới tay chàng.
Như vậy, Mộ Dung Phục có một thực tài, một tiếng tăm lừng lẫy, ít nhất người ngoài nhìn vào đều nghĩ anh ta có đủ tài lực để hoàn thành đại nghiệp.
Mộ Dung Phục có một tri kỷ Vương Ngữ Yên, người xinh đẹp bội phần, thông minh tuyệt đỉnh, và hết lòng vì chàng. Vương Ngữ Yên tuy không thích chuyện quốc gia đại sự, nhưng ép mình coi sách võ công để giúp ích cho Mộ Dung Phục. Và quả thật, những khi Mộ Dung Phục gặp khó khăn trong võ học thì được cô gái này chỉ điểm.
Mộ Dung Phục lại có những thuộc hạ toàn tài, và một lòng vì chàng. Đó là Bao Bấtt Đồng và Phong Ba Ác cũng nổi tiếng khắp thiên hạ
Đầu truyện, Kim Dung cũng ưu ái kể về lại lịch của Mộ Dung Phục một cách kỹ lưỡng và rõ ràng, ngay cách xuất hiện của chàng không phải tầm thường mà qua những lời kể của những nhân vật rồi mới đường đường xuất hiện khiến cho người đọc phần nào có cảm nhận tốt về nhân vật này.
Chính vì vậy Mộ Dung Phục cho rằng mình có tất cả, chàng nói “Không nam nam bắc bắc gì cả, trên đời này chỉ có Mộ Dung Phục ta”, chàng tuy chưa khôi phục Yến quốc nhưng lại đối xử với người khác như là bề trên đối xử với bề dưới, nhỏ nhen ích kỷ. Chàng không coi trọng tình yêu của Vương Ngữ Yên mà lấy cô giống như là con bài của mình.
Cuối cùng, Mộ Dung Phục vì cái danh háo đó mà làm hại mình, trở thành người điên điên khùng khùng, ngay cả người trước đây yêu thương mình cũng ra đi, bởi vì tham vọng quá mà hóa rồ.
Trong khi đó, Đoàn Dự giống như không có gì. Chàng tuy xuất thân là Vương gia nước Đại Lý, nhưng không chịu học võ công, nên bản lãnh tầm thương, tính tình hiền lành, và đi đâu cũng bị người khác chê bai ăn hiếp cho là ngờ ngạch (lời của Vương Ngữ Yên).
Chàng bị nhà sư Cưu Ma Trí ức hiếp đi lên phía Bắc lưu lạc giang hồ, đi đâu người ta cũng coi chàng là người chẳng đáng để kính trọng.
Nhưng tất cả trên hết, chàng có một tấm lòng đối tốt – hết lòng với mọi người, một tinh thần hiệp nghĩa, và một mối tình chung thủy với Vương Ngữ Yên, một tấm lòng xả thân vì bạn bè...
Kể từ lúc chàng gặp Mộ Dung Phục, chàng luôn kính phục Mộ Dung Phục, và tự trách bản thân mình kém tài nên không được Vương Ngữ Yên để ý tới.
Nhưng nhìn kỹ ra, chàng là người yêu thương Vương Ngữ Yên cao độ, và nhiều lần xả thân vì nàng, tình yêu của chàng cũng không toan tính. Vì yêu Vương Ngữ Yên mà chàng nhiều lần cứu cả Mộ Dung Phục, có thể gọi là tình địch của chàng.
Trong trận chiến Thiếu Lâm Tự, Đoàn Dự đã lột xác hết tất cả, cái không trong người chàng mất đi, trở thành cái có. Chính chàng ban đầu cũng nghĩ rằng mình không đủ bản lĩnh đối đầu với Mộ Dung Phục, và khi không có đường cùng chàng mới dùng sở trường để đánh. Một trận huyết chiến với Mộ Dung Phục đã thấy rõ tài năng cũng như bản chất hiệp nghĩa cao thượng của chàng. Trong khi đó, Mộ Dung Phục đã thể hiện rõ là một tên độc ác, tiểu nhân, không từ thủ đoạn để thực hiện đại nghiệp của mình...
Sự đời “sắc sắc không không” là chỗ đó. Mộ Dung Phục tuy bề ngoài có tất cả, nhưng bản chất bên trong lại không có gì, vậy mà anh lại lấy cái “không”, làm cái “có”, và tưởng rằng mình có tất cả. Từ đó có những hành động và suy nghĩ không được lòng người. Trịch thượng, cao ngạo, tiểu nhân không từ thủ đoạn và không có tình người.
Trong khi đó, Đoàn Dự bề ngoài có vẻ không có gì, nhưng chàng có tất cả, có một gia đình hạnh phúc, có tuyệt chiêu “Lục Mạch Thần Kiếm’, có cả một trái tim yêu thương, có một tấm lòng nghĩa hiệp, nhưng chàng lại không xem đó là của mình. Chàng lấy cái “không có gì” của mình để xử thế. Cuối cùng hóa ra chàng có rất nhiều.
Mộ Dung Phục lấy có mà hóa ra lại không. Còn Đoàn Dự lấy không có mà loại hóa ra có rất nhiều…
Trong xã hội có rất nhiều người cũng ảo tưởng như Mộ Dung Phục, và cũng có rất nhiều người ẩn mình như Đoàn Dự. Một số người có những thành công bước đầu, vênh vang, tưởng rằng mình có tất cả, coi thường mọi thứ, nhưng cũng có những người thầm lặng, cái có của họ chưa đủ để khoe khoang và lộ diện, họ sống bình dị, và lấy cái có của mình như không để sống.
Bởi vậy, không ai là có tất cả, cũng như không ai là không có gì. Cái có chỉ là ảo ảnh và hư danh, còn cái không trong đời mới là thực. Chính chúng ta sống, khiêm tốn lấy cái không có gì làm trọng, mới chính là có rất nhiều vậy.

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

10 bài thuốc chữa bệnh từ cây nhọ nồi

10 bài thuốc chữa bệnh từ cây nhọ nồi
Cỏ nhọ nồi còn có tên cỏ mực, hạn liên thảo, bạch hoa thảo, thủy hạn liên. Dù là cây cỏ thường mọc hoang ở nhiều nơi nhưng theo dân gian cây nhọ nồi lại là một vị thuốc dễ kiếm rất hữu ích trong việc chữa bệnh.
Theo Đông y, cỏ nhọ nồi không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, chảy máu cam, mề đay...

Đây là 10 bài thuốc chữa bệnh được đúc rút trong dân gian từ cây nhọ nồi để bạn đọc tham khảo:

1. Chữa chảy máu cam: Cỏ nhọ nồi 20g, hoa hoè sao đen 20g, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.

2. Chữa viêm họng: Cỏ nhọ nồi và bồ công anh mỗi vị 20g, 12g củ rẻ quạt, 16g kim ngân hoa, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống. Uống mỗi ngày một thang. Dùng trong 3 - 5 ngày.

3. Chữa sốt cao: Cỏ nhọ nồi, sài đất, củ sắn dây mỗi vị 20g, 16g cây cối xay, 12g ké đầu ngựa, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.

4. Chữa mề đay: Nhọ nồi, rau diếp cá, lá xương sông, lá huyết dụ, lá khế, lá dưa chuột, lá nhài giã nát, cho nước vào rồi vắt lấy nước uống. Bã còn lại dùng để xoa, đắp vào chỗ sưng.

5. Chữa sốt phát ban: Cỏ nhọ nồi 60g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 4 lần uống trong ngày.

6. Chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, ăn không ngon: Cỏ nhọ nồi, mần trầu mỗi vị 100g, gừng khô 50g, các vị chặt nhỏ sao sơ, khử thổ, đổ vào 3 chén nước dừa tươi, nấu còn 8 phân, uống ngày 2 lần.

7. Chữa bạch biến: Nhọ nồi 30g, sa uyển tử 15g, hà thủ ô 30g, bạch chỉ 12g, đương quy 10g, xích thược 10g, đan sâm 15g, đảng sâm 15g, bạch truật 10g, thiền thoái 6g các vị rửa sạch đem sắc uống ngày 1 thang, mỗi đợt uống 15 ngày.

8. Trị Eczema trẻ em: Cỏ nhọ nồi 50g, sắc lấy nước cô đặc, bôi chỗ đau. Thường 2 - 3 ngày sau là dịch rỉ giảm rõ ràng, đóng vẩy, đỡ ngứa, khoảng 1 tuần là khỏi.

9. Chữa gan nhiễm mỡ: Cỏ nhọ nồi 30g, nữ trinh tử 20g, trạch tả 15g, đương quy 15g. Trường hợp gan nhiễm mỡ do nghiện rượu thì thêm: Cát căn 30g, chỉ củ tử 15g, bồ công anh 15g; Người béo phì dẫn đến gan nhiễm mỡ thì thêm: đại hoàng 6g, lá sen 15g. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang.

10. Chữa sốt xuất huyết nhẹ: Cỏ nhọ nồi 20 g, lá trắc bá sao đen 12 g, hoa hòe sao đen 12 g, củ hoặc lá sắn dây 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày 1 thang.
An ninh thủ đô

Bài thuốc đơn giản rẻ tiền trị cảm cúm

Bài thuốc đơn giản rẻ tiền trị cảm cúm
Mất khoảng 20 phút, và chưa tới 10.000 đồng một ngày, bạn đã có bài thuốc trị cảm cúm hiệu nghiệm đến bất ngờ. Tất cả những thứ bạn cần là quất, nghệ và mật ong. 
Đây là bài thuốc "Quân bình âm dương" của giáo sư Bùi Quốc Châu được ông giới thiệu năm 1979, khiến những ai từng dùng đều ngạc nhiên vì sự đơn giản, an toàn, tính kinh tế và trên hết là hiệu quả của nó.
Bài thuốc này được bác sĩ chỉ định chữa các bệnh do nóng hay lạnh như cảm lạnh, cảm nóng, viêm mũi họng, viêm xoang…

Công thức:


  • Nghệ xà cừ (khi cạo vỏ thấy màu vàng sậm): Một củ bằng ngón chân cái người bệnh. Nghệ tính dương.
  • Quất tươi xanh (không dùng quất chín): một quả. Quất có tính âm.
  • Mật ong: 3 thìa cà phê (hoặc đường phèn).
  • Nước nóng: 1/2 chén.

Cách làm:


- Nghệ cạo vỏ, giã nhỏ. Quất cắt đôi, để nguyên hột, bỏ vào bát, thêm 3 thìa mật ong và 1/2 chén nước đem chưng cách thủy 15 phút. Uống ấm sau 2 bữa cơm chính trong ngày (2 lần một ngày). Không dùng trước khi ăn.
- Liều dùng: Người lớn 5 thìa cà phê một lần (có thể ăn cả xác nghệ và quất). Trẻ em: 2-3 thìa cà phê một lần. Trẻ sơ sinh bú mẹ: Mẹ uống rồi cho con bú.
Thuốc dùng xong có thể cất trong tủ lạnh để dùng tiếp. Uống đến khi hết triệu chứng bệnh.

Theo kinh nghiệm của các bệnh nhân, thông thường, tới cuối ngày thứ hai bệnh bắt đầu chuyển biến, các biểu hiện đau họng, sổ mũi bắt đầu thuyên giảm. Trong đa số trường hợp, cuối ngày thứ ba người bệnh khá lên rất nhiều. Nhiều cháu bé phải sang ngày thứ tư mới thấy cải thiện nhưng sau đó bệnh lui rất nhanh.

Các mẹ có con nhỏ, khi đi chơi xa nên mang theo quất, nghệ, mật ong để nếu cần là có thể dùng ngay. Hy vọng bài thuốc này sẽ thực sự hữu ích cho các bạn và người thân.

Lưu ý:

- Với bệnh lạnh và người hư nhược, yếu ớt phải giảm liều quất xuống còn 1/2 quả.
- Với bệnh nóng thì tăng liều quất lên thành 2 quả và giảm liều nghệ xuống còn 1/2 đốt ngón tay út.
- Thuốc này thơm ngon và công hiệu nhưng cũng không nên lạm dụng vì sẽ bị phản tác dụng.

- Dấu hiệu bệnh nhiệt (nóng): Không sợ trời lạnh, không sợ gió, không sợ nước lạnh, hơi thở nóng, môi khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, khát nước, tiểu nóng, vàng. Mạch cổ tay đập nhanh, mạnh.

- Dấu hiệu bệnh hàn (lạnh): Ngược lại với các dấu hiệu trên, sợ khí hậu lạnh, sợ gió, sợ nước lạnh, hơi thở lạnh, môi khô, lưỡi không đỏ, rêu lưỡi trắng, không khát nước, tiểu trong. Mạch cổ tay đập chậm, yếu.
Bác sĩ Thu Thủy

Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

Năng lượng nguyên tử


Tiếp theo Bài 1: Năng lượng, giới thiệu cuốn sách “Hỏi & Đáp về năng lượng nguyên tử“, chúng tôi xin được trích giới thiệu tiếp Bài 2: Năng lượng nguyên tử.

Vật chất là gì?
Vật chất tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như thể rắn, thể lỏng, hay thể khí và gồm rất nhiều thành phần. Thành phần nhỏ bé nhất của một chất là nguyên tử. Phân tử là một dạng liên kết hóa học của nguyên tử.
Chẳng hạn, phân tử của nước H2O là hợp chất hóa học giữa 2 nguyên tử hydro và 1 nguyên tử oxy, phân tử CO2 là hợp chất hóa học giữa 1 nguyên tử cacbon và 2 nguyên tử oxy.
Vậy thì nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
Nguyên tử gồm hạt nhân nguyên tử và các điện tử (electron)quay xung quanh nó ở vị trí khá  xa nên có thể nói rằng nguyên tử có cấu tạo chỉ toàn là khoảng trống.
Vậy thì hạt nhân nguyên tử có cấu tạo ra sao? Thực nghiệm chứng minh rằng hạt nhân tạo nên bởi dày đặc các hạt proton và nơtron như hai anh em sinh đôi, trọng lượng giống nhau; chúng chỉ khác ở chỗ proton là hạt tích điện dương còn nơtron là hạt không tích điện, có tên gọi chung là nucleon.
Như vậy, về cơ bản vật chất được cấu thành từ proton, nơtron và electron và với các cách kết hợp rất đa dạng.
Nguyên tử, hạt nhân, điện tử là gì?
Hiện nay trên Trái Đất tồn tại nhiều loại nguyên tố trong tự nhiên. Nguyên tố nhẹ nhất là hydro. Hạt nhân nguyên tử hydro gồm một proton. Thông thường, điện tích dương của hạt nhân và điện tích âm của các điện tử bằng nhau, khi đó nguyên tử sẽ trung hòa về điện.
Nguyên tố được phân biệt theo số proton nằm trong hạt nhân,số đó được gọi là số nguyên tử.
Số nguyên tử của nguyên tử Hydro là 1, số nguyên tử của Uranium là 92. Ngoài ra, người ta gọi tổng số proton và nơtron trong hạt nhân nguyên tử là trọng lượng nguyên tử hay số khối. Đến đây, chúng ta hãy thử cùng xem xét về cấu tạo của hạt nhân nguyên tử Uranium có số nguyên tử là 92 và trọng lượng nguyên tử là 238. Bởi vì số nguyên tử là 92 nên nó có 90 proton, phần còn lại là nơtron, tổng số của proton và nơtron là 238, nên số nơtron sẽ là 238 – 92 = 146.
Mặc dù cùng là Uranium, nhưng trong tự nhiên còn tồn tại loại Uranium có số khối là 235 với số nơtron ít hơn 3 nơtron so với loại Uranium có số khối là 238. Hai loại Uranium này có tính chất hóa học hoàn toàn giống nhau, còn trọng lượng chỉ khác nhau một chút. Để phân biệt chúng, người ta biểu thị tương ứng là 238U, 235U và được gọi chung là đồng vị (Isotope).
Số lượng điện tử quay xung quanh hạt nhân cũng có khi tăng hoặc giảm. Nếu số điện tử tăng, thì nguyên tử mang điện tích âm và nếu giảm thì mang điện tích dương. Khi đó, người ta gọi nguyên tử mang điện tích là ion.
Sự thay đổi về hóa học thông thường là do tương tác lẫn nhau của điện tử quay xung quanh hạt nhân và nó không làm thay đổi cấu trúc hạt nhân.
Năng lượng nguyên tử là gì?
Năng lượng sinh ra khi đốt dầu, than, khí và năng lượng sinh ra khi chất nổ phát nổ được gọi là năng lượng sinh ra bởi phản ứng hóa học, là năng lượng sinh ra bởi sự chuyển động của các điện tử quay xung quanh hạt nhân.
Năng lượng nguyên tử là năng lượng sinh ra khi có sự phân hạch hạt nhân hoặc tổng hợp hạt nhân.
Năng lượng của 1g Uranium phân hạch tương đương với năng lượng thu được khi đốt 2.000 kg dầu hoặc 3 tấn than đá.
Năng lượng nguyên tử sinh ra như thế nào?
Trong hạt nhân nguyên tử, các nucleon (không phân biệt proton hay nơtron), khi ở khoảng cách rất bé, sẽ hút nhau rất mạnh. Nhờ năng lượng liên kết này mà proton và nơtron kết hợp với nhau ổn định trong hạt nhân.
Khi phân hạch hạt nhân hay tổng hợp hạt nhân, thì năng lượng liên kết của hạt nhân sẽ được giải phóng ra gọi là năng lượng nguyên tử.
Phản ứng phân hạch hạt nhân là gì?
Uranium trong thiên nhiên cấu tạo bởi 99,3% 238U và 0,7% 235U.
Có một quy luật đối với những nguyên tử phân hạch thông thường: những nguyên tử mà số khối là số lẻ sẽ có sự phân hạch tương đối dễ. Như với Uranium, 235U phân hạch dễ hơn 238U.
Để tạo ra sự phân hạch 235U, cần phải làm cho nơtron đi vào hạt nhân của nó. Vì hạt nhân nguyên tử rất nhỏ, nên nơtron có tốc độ cao, mặc dù có thể đến gần hạt nhân, nhưng nhiều khi lại bay qua bên cạnh mà không trúng hạt nhân và cơ hội xâm nhập vào bên trong hạt nhân rất ít. Nếu làm giảm tốc độ của nơtron và kéo dài thời gian tồn tại của nó ở bên cạnh hạt nhân, thì xác suất va chạm với hạt nhân sẽ trở nên cao hơn. Người ta gọi nơtron đã bị giảm tốc độ là nơtron nhiệt (Thermal Neutron).
Nơtron nhiệt sẽ gây ra phản ứng phân hạch (Nuclear Fission) khi va chạm với một hạt nhân nguyên tử 235U, các mảnh vỡ bay phân tán với tốc độ cao. Khi đó, đã giải phóng ra một năng lượng cực lớn, đồng thời sinh ra 2 đến 3 nơtron mới. Người ta gọi mảnh vỡ phát sinh do phân hạch là sản phẩm phân hạch (Fission Product).
Phần lớn sản phẩm phân hạch có tính phóng xạ. Sau đây là một số sản phẩm phân hạch tiêu biểu: 
Strontium-90 (90Sr): Chu kỳ bán rã khoảng 30 năm, khi hấp thụ vào cơ thể, sẽ đọng ở xương và việc loại bỏ ra ngoài là khá khó khăn.
Iodine-131 (131I): Chu kỳ bán rã khoảng 30 năm, khi hấp thụ vào cơ thể, sẽ tập trung ở tuyến giáp trạng.
Cesium-137 (137Cs): Chu kỳ bán rã khoảng 30 năm, khi hấp thụ vào cơ thể, sẽ bài tiết tương đối sớm ra ngoài qua đường tiêu hóa.
Phản ứng tổng hợp hạt nhân là gì?
Hạt nhân Hydro cấu tạo bởi 1 proton. Hạt nhân nguyên tử đơteron, đồng vị của Hydro cấu tạo bởi 1 proton và 1 nơtron. Trong toàn bộ Hydro tự nhiên có khoảng 1/60.000 đơteron.
Nếu kết hợp 2 nguyên tử đơteron, thì sẽ hình thành một hạt nhân gồm 2 proton và 2 nơtron. Đây là hạt nhân nguyên tử Heli. Khi tạo ra Heli bằng cách kết hợp 2 đơteron như vậy sẽ giải phóng ra năng lượng cực lớn. Hiện tượng này được gọi là sự tổng hợp hạt nhân (Nuclear Fusion).
Hạt nhân của nguyên tử Heli có cấu tạo rất ổn định và năng lượng liên kết nhỏ, nên năng lượng liên kết dư sẽ được giải phóng. Như chúng ta đều biết, trung tâm của mặt trời là nhà máy của các phản ứng nhiệt hạch. Mặt trời nguyên thủy là một khối Hydro cực lớn. Khi co lại, thì nhiệt độ và áp lực của tâm cao dần lên và khi đạt đến giá trị đủ lớn, thì Hydro kết hợp và tạo ra Heli. Mặt trời tỏa sáng là do năng lượng được giải phóng.
Để thực hiện được phản ứng tổng hợp hạt nhân trên Trái Đất, nhiệt độ cần thiết là khoảng 100 triệu độ. Trong trạng thái như vậy, hạt nhân nguyên tử và các điện tử trở nên hỗn loạn. Vật chất với trạng thái như vậy được gọi là plasma. Plasma mang điện tích, nên có thể nhốt trong chân không bằng điện từ trường mạnh. Điện từ trường có thể tạo ra bằng kỹ thuật siêu dẫn (superconductivity).
Để phát triển quá trình tổng hợp hạt nhân (tạo ra phản ứng nhiệt hạch) có điều khiển, cần tiền đầu tư rất lớn. Một số phương pháp có khả năng duy trì được sự tổng hợp hạt nhân trên Trái Đất hiện đang trong quá trình nghiên cứu, cụ thể là đang có kế hoạch kiểm chứng một phương thức Tokamak thông qua sự hợp tác của các nhà khoa học quốc tế. Dưới sự hỗ trợ của cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), kế hoạch lò thử nghiệm phản ứng tổng hợp hạt nhân quốc tế (ITER - International Thermonuclear Experimental Reactor) đang được triển khai với sự hợp tác của các nước Mỹ, Nhật Bản, Nga và các nước Châu Âu.
Lò phản ứng nhiệt hạch có thể trở thành hiện thực vào thế kỷ 22. Nếu nhân loại thành công, thì chúng ta sẽ có một nguồn năng lượng vô hạn, bởi vì nguyên liệu cho phản ứng nhiệt hạch là Hydro tồn tại vô hạn trên Trái Đất.
Phản ứng phân hạch hạt nhân dây chuyền là gì?
Uranium 235 khi phân hạch sẽ có 2 đến 3 nơtron mới được giải phóng ra, mỗi nơtron này sẽ tạo ra sự phân hạch hạt nhân tiếp theo. Và rồi lại có thêm 2 đến 3 nơtron mới được giải phóng. Sự phân hạch hạt nhân một cách liên tục như vậy được gọi là phản ứng dây chuyền.
Close picture!
Tới hạn là gì?
Tới hạn là trạng thái phản ứng phân hạch hạt nhân dây chuyền được duy trì ổn định. Trong lò phản ứng hạt nhân, người ta có thể khống chế được trạng thái tới hạn của lò phản ứng bằng các thanh điều khiển.
Trên Trái Đất, Uranium có trữ lượng khoảng bao nhiêu và phân bố ở những khu vực nào?
Uranium phân bố rất rộng trên Trái Đất. Trữ lượng có khả năng khai thác đã xác nhận là 4 triệu tấn và có thể khai thác trong khoảng 60 năm.
Vì tài nguyên Uranium phân bố chủ yếu ở các quốc gia có tình hình chính trị ổn định, nên ít có nguy cơ bị tác động bởi tình hình quốc tế.
Dưới đây là một số nước có trữ lượng Uranium lớn (% toàn thế giới):
Australia            21%
Kazakhstan       19%
Canada             10%
Nam Phi              8%
Mỹ                      8%
Namibia              7% 
Brazil                  6%
Nga                    4%
Plutonium là gì?
Plutonium (Pu) là nguyên tố phóng xạ nhân tạo không tồn tại trong thiên nhiên. 328U hấp thụ nơtron và trở thành 239U, hạt nhân mới này giải phóng tia bêta và trở thành hạt nhân 239Np, rồi lại phát ra tia bêta một lần nữa để trở thành 239Pu. 239Pu có khả năng phân hạch, nên có thể sử dụng làm nhiên liệu cho lò phản ứng.
Plutonium là chất phóng xạ phát ra tia alpha. Sức xuyên thấu của tia alpha yếu, nên có thể chặn được thậm chí chỉ bằng một tời giấy. Vì thế, việc che chắn tia alpha khá đơn giản. Ảnh hưởng của Pu đáng ngại nhất là khi vào bên trong cơ thể. Nhiễm xạ tia alpha có thể gây ung thư ở phổi, xương, gan.
Do vậy khi sử dụng Pu, điều cơ bản là phải đóng kín nguồn Pu, không để hấp thụ vào cơ thể. Khi làm việc với Pu, người ta sử dụng các thao tác từ xa, thao tác trong các hộp găng tay (glove box) kín, không tiếp xúc trực tiếp với chúng.
239Pu là nguyên liệu làm bom nguyên tử nên cần phải quản lý hết sức chặt chẽ.
Y. Iwakoshi

Einstein và thuyết Tương Ðối



Stephen Hawking (Lược sử thời gian)

 

... Einstein bắt chúng ta tin những điều khó tin thí dụ như: không gian hình cong, đường ngắn nhất nối liền hai điểm không phải là đường thẳng, vũ trụ có hạn nhưng không có biên giới, hai đường song song cuối cùng sẽ gặp nhau, tia sáng đi theo đường vòng cung, thời gian có tính chất tương đối và mỗi nơi phải do một cách...
Albert Einstein là một trong số rất ít nhân vật trong lịch sử, mà ngay khi còn sống đã trở thành một nhân vật huyền thoại. Tư tưởng của ông càng bí hiểm, người đời càng muốn hiểu, và tư tưởng chừng như tiếng nói của ông từ đỉnh núi Olympia vọng xuống trần gian. Bertrand Russel đã nhận xét rất đúng: “Ai cũng biết Einstein đã làm được những chuyện kỳ lạ, nhưng rất ít người hiểu đó là chuyện gì”. Cứ tạm cho rằng, mặc dầu không đúng hẳn, thế giới này chỉ có chừng một tá người hiểu trọn vẹn lý thuyết của Einstein về vũ trụ, thì sự kiện này đã thách thức hàng ngàn nếu không nói là hàng triệu người quyết tâm cố tìm hiểu xem nhà toán học phù thủy đó đã nói những gì.

Einstein khó hiểu vì phạm vi tư tưởng của ông vô cùng rộng lớn và phức tạp. T.E. Bridges đã nhắc đến một nhà khoa học Anh, từng viết rằng:

“Học thuyết của Einstein kết hợp sự kiện vật lý với sự kiện toán học và chỉ có thể giải thích bằng toán học. Muốn hiểu học thuyết của Einstein không thể không có một trình độ toán học rất cao”.

George W. Gray cũng nói tương tự:
“Einstein trình bày thuyết Tương đối bằng ngôn ngữ toán học, vì vậy rất khó trình bày thuyết này bằng thứ ngôn ngữ nào khác. Nếu trình bày thuyết Tương đối bằng ngôn ngữ thông thường thì chẳng khác gì dùng một cây kèn saxophone để dạo khúc hòa tấu số 5 của Beethoven”.

Tuy nhiên có lẽ có một vài nét trong vũ trụ quan của Einstein có thể diễn đạt bằng ngôn ngữ thông thường mà chỉ cần đến ngôn ngữ số hệ của toán học. Đây thật là một thứ thế giới kỳ ảo, làm đảo lộn những tư tưởng bắt rễ từ bao thế kỷ nay, “một món hổ lốn lạ lùng rất khó tiêu hóa đối với nhiều người”. Einstein bắt chúng ta tin những điều khó tin thí dụ như: không gian hình cong, đường ngắn nhất nối liền hai điểm không phải là đường thẳng, vũ trụ có hạn nhưng không có biên giới, hai đường song song cuối cùng sẽ gặp nhau, tia sáng đi theo đường vòng cung, thời gian có tính chất tương đối và mỗi nơi phải do một cách, phải đo chiều dài tùy theo tốc độ, vũ trụ không phải hình cầu mà là hình trụ, một vật thể chuyển động thì kích thước co lại, nhưng khối lượng lại tăng lên, thời gian là chiều thứ tư thêm vào ba chiều cao, dài và rộng...

Những đóng góp của Einstein cho khoa học nhiều không kể xiết, nhưng trước hết phải kể đến thuyết tương đối mà theo lời Banesh Hoffman: có một tính chất vĩ đại để đặt Einstein ngang hàng với những nhà khoa học lớn nhất của mọi thời đại như Isaac Newton và Archimède. Những nghịch lý mê hoặc và những thành công rực rỡ đã kích động mãnh liệt trí tưởng tượng của mọi người”.

Cuộc cách mạng của Einstein bắt đầu vào năm 1905, tức là năm tờ Chuyên san vật lý học ở Đức Annalen der Physik đăng một bài báo dài chừng 30 trang với cái nhan đề tầm thường là Động điện của những vật thể chuyển động. Năm đó Einstein mới 26 tuổi và là một viên chức bình thường trong cơ quan cấp bằng sáng chế ở Thụy Sĩ. Einstein sinh trong một gia đình Do thái trung lưu ở Ulm, Bavaria năm 1879. Khi còn nhỏ không có biểu hiện nào chứng tỏ ông là “thần đồng”, ngoại trừ năng khiếu toán học. Vì hoàn cảnh gia đình, nên năm 15 tuổi, Einstein phải tự lập. Sau này di cư sang Thụy Sĩ, Einstein theo học khoa học tại trường đại học bách khoa Zurich, thành hôn với một bạn sinh viên và trở thành công dân Thụy Sĩ. Không thực hiện được giấc mộng làm giáo sư đại học để kiếm sống, Einstein đành chấp nhận làm công chức, có nhiệm vụ thảo báo cáo và viết lại đơn từ của các nhà sáng chế gửi cho cơ quan cấp bằng sáng chế. Thời giờ rảnh, Einstein nghiên cứu rộng rãi tác phẩm của các nhà triết học, khoa học và toán học. Chẳng bao lâu sau ông đã chuẩn bị đầy đủ để tung ra một loạt những đóng góp mới cho khoa học, những đóng góp sẽ có tiếng vang rộng lớn sau này.

Trong tác phẩm năm 1905, Einstein tung ra “Thuyết Tương đối đặc biệt” làm rung chuyển quan niệm chung về không gian, thời gian, vật chất và năng lượng. Toàn bộ thuyết tương đối này dựa vào hai giả thuyết cốt yếu. Giả thuyết thứ nhất là: mọi sự chuyển động đều có tính chất tương đối. Để có một ý niệm cụ thể về nguyên tắc này, người ta thường hay lấy ví dụ người ngồi trong toa xe hỏa đang chạy. Nếu tất cả các cửa đều đóng kín, tối như bưng thì mọi người ngồi trên xe không có ý thức gì về tốc độ và phương hướng, thậm chí có lẽ không biết cả xe đang chạy nữa. Một người đi tàu thủy, nếu các cửa đóng kín, cũng ở trong tình trạng tương tự. Chúng ta nhận thức được sự chuyển động là qua sự tương đối với các vật khác. Ngay cả trái đất quay chúng ta cũng không nhận thấy, nếu không có những tinh cầu khác để so sánh.

Giả thuyết trụ cột thứ hai của Einstein là: Tốc độ của ánh sáng không bị lệ thuộc vào sự chuyển động của nguồn sáng. Tốc độ của tia sáng bao giờ cũng là 186.000 dặm một giây đồng hồ (xấp xỉ 300.000km/giây), bất kỳ ở nơi nào. Tia sáng xuyên qua trong toa xe hỏa đang chạy cũng có tốc độ ngang với tốc độ tia sáng chạy ở ngoài toa xe. Không có mãnh lực nào vượt được tốc độ của ánh sáng, chỉ tốc độ hạt điện tử mới suýt soát được với tốc độ của ánh sáng. Như vậy ánh sáng là thực thể độc nhất trong vũ trụ không bao giờ biến đổi.

Cuộc thí nghiệm nổi tiếng do hai nhà khoa học Mỹ Michelson và Morley thực hiện vào năm 1887 đã tạo cơ sở cho thuyết của Einstein về ánh sáng. Để đo tốc độ của ánh sáng cho đúng một cách tuyệt đối, hai nhà khoa học kia đã chế ra một hệ thống máy móc như sau: Hai đường ống, mỗi đường ống dài chừng một dặm được đặt thẳng góc với nhau. Đường ống thứ nhất đặt theo cùng chiều với chiều trái đất quanh chung quanh mặt trời, đường ống thứ hai hướng ngược lại với chiều quay của trái đất. Ở đầu mỗi một đường ống đặt một tấm gương cùng một lúc chiếu vào cả hai đường ống một chùm ánh sáng. Thời đó người ta tin rằng chỗ nào trống không, là có khí éther, và nếu thuyết này đúng thì một tia sáng sẽ chạy theo đường ống như người ta bơi ngược chiều, và một tia sáng khác sẽ chạy theo đường ống như người ta bơi xuôi chiều. Nhưng sau cuộc thí nghiệm, mọi người đều ngạc nhiên thấy rằng cả hai chùm tia sáng cùng dội ngược lại vào đúng một lúc như nhau. Thí nghiệm đó bị coi là một thất bại.

Thuyết của Einstein tung ra năm 1905 để trả lời những thắc mắc của Michelson, Morley và các nhà vật lý học khác. Trong các khoảng trống không có khí éther và cuộc thí nghiệm với hai đường ống đã đo rất đúng tốc độ của ánh sáng. Căn cứ vào thí nghiệm này, Einstein suy ra điều vô cùng quan trọng là tốc độ của ánh sáng không bao giờ thay đổi bất kể đo dưới điều kiện nào, và sự chuyển động của trái đất quay chung quanh mặt trời cũng không ảnh hưởng gì đến tốc độ của ánh sáng.

Trái với Newton, Einstein khẳng định rằng không làm gì có sự chuyển động tuyệt đối. Quan niệm có vật thể chuyển động một cách tuyệt đối trong không gian là điều vô lý. Sự chuyển động của vật thể chỉ là tương đối với sự chuyển dộng của vật thể khác.

Trạng thái của mọi vật thể là chuyển động ở trên mặt đất và khắp mọi nơi trong vũ trụ, không có vật thể nào là tuyệt đối đứng yên. Trong vũ trụ động, từ vật thể nhỏ như nguyên tử đến những dải thiên hà bao la, sự chuyển động là trạng thái vĩnh hằng. Trái đất quay chung quanh mặt trời với tốc độ 20 dặm/giây đồng hồ. Trong vũ trụ tất cả đều chuyển động, và không có thứ gì đứng im một chỗ, thì làm gì có tiêu chuẩn để đo tốc độ, chiều dài, kích thước, khối lượng và thời gian, ngoại trừ đo với sự chuyển động tương đối. Chỉ có ánh sáng là tuyệt đối, vì tốc độ của ánh sáng lúc nào cũng là 186.000dặm/giây đồng hồ, bất kể nguồn sáng, bất kể vị trí quan sát, đúng như cuộc thí nghiệm Michelson - Morley đã chứng tỏ.



... Theo thuyết tương đối của Einstein thì người ta có thể đuổi kịp quá khứ và sinh ra ở tương lai nếu người ta có tốc độ vượt tốc độ ánh sáng...   Thời gian và không gian không thể tách rời nhau. Mọi vật luôn luôn chuyển động, cho nên theo quan niệm của Einstein, chúng ta sống trong một vũ trụ bốn chiều mà thời gian là chiều thứ tư ...
Trong số những quan niệm của Einstein về vũ trụ, quan niệm về sự tương đối của thời gian đi ngược với quan niệm xưa nay, và khó hiểu hơn cả. Einstein chủ trương rằng: những biến cố xảy ra ở nhiều nơi khác nhau có thể xảy ra cùng một lúc đối với kẻ này, nhưng xảy ra khác lúc đối với kẻ khác ở một vị trí chuyển động tương đối với người trước. Thí dụ hai biến cố xảy ra cùng một lúc đối với người quan sát đứng trên mặt đất, có thể xảy ra khác lúc đối với người ngồi trên xe hỏa hay máy bay. Thời gian không tuyệt đối, mà là tương đối với vị trí và tốc độ của người quan sát. Áp dụng thuyết này để nhận định vũ trụ, người ta thấy rằng một biến cố, thí dụ một vụ nổ xảy ra không một lúc đối với người quan sát ở ngay trên tinh cầu đó và người quan sát ở trên trái đất. Một biến cố diễn ra trên một tinh cầu xa lắc có thể hàng năm mới chuyển hình ảnh tới mặt đất, mặc dầu ánh sáng chạy với tốc độ 186.000 dặm/giây đồng hồ. Vì tinh tú ta quan sát thấy hôm nay chỉ là vì tinh tú của bao nhiêu năm về trước, và có thể lúc này vì tinh tú ấy đã không còn.
Theo thuyết tương đối của Einstein thì người ta có thể đuổi kịp quá khứ và sinh ra ở tương lai nếu người ta có tốc độ vượt tốc độ ánh sáng. Mỗi tinh cầu chuyển động có một hệ thống thời gian riêng, khác hẳn hệ thống thời gian ở mọi tinh cầu khác. Một ngày trên trái đất chỉ là thời gian đủ để trái đất quay một vòng trên trục của nó. Sao Mộc mất nhiều thời giờ hơn trái đất để quay chung quanh mặt trời, vì vậy một năm trên sao Mộc dài hơn một năm trên trái đất. Tốc độ càng nhanh, thời gian càng chậm. Chúng ta đều quen chỉ nghĩ rằng mọi vật thể đều có ba chiều, nhưng Einstein chủ trương thời gian cũng là một chiều của không gian. Thời gian và không gian không thể tách rời nhau. Mọi vật luôn luôn chuyển động, cho nên theo quan niệm của Einstein, chúng ta sống trong một vũ trụ bốn chiều mà thời gian là chiều thứ tư.
Nói tóm lại, tiền đề cơ bản của thuyết Einstein trình bày lần đầu tiên nửa thế kỷ trước đây là tính tương đối của mọi chuyển động, và tính tuyệt đối độc nhất của ánh sáng.
Triển khai nguyên lý tương đối của mọi sự chuyển động, Einstein còn làm sụp đổ một quan niệm khác vốn vững chắc từ xa xưa. Từ trước người ta vẫn tin rằng chiều dài và khối lượng trong mọi trường hợp có thể quan niệm được vẫn là tuyệt đối và không thể thay đổi. Bây giờ Einstein khẳng định khối lượng hay trọng lượng cùng chiều dài của một vật thể thay đổi tùy theo tốc độ của vật thể đó. Einstein đưa ra thí dụ: một đoàn xe lửa dài một ngàn bộ (Bộ: 0,304 mét) chạy với tốc độ bốn phần năm tốc độ của ánh sáng. Đối với người đứng yên một chỗ thì đoàn tàu chạy chỉ còn dài 600 bộ, những đối với người ngồi trên thì đoàn tàu vẫn dài đủ 1000 bộ.
Tương tự như đoàn tàu, mọi vật thể chuyển động trong không gian cũng đều co ngắn lại tùy theo tốc độ. Một chiếc gậy dài 100 mã (mã (inch) = 0,025 mét), nếu phóng lên không gian với tốc độ 161.000 dặm/giây đồng hồ, sẽ co ngắn lại chỉ còn dài nửa mã. Trái đất thì quay trục nên chu vi cũng co rút lại chừng sáu phân mét.
Khối lượng cũng có thể thay đổi. Tốc độ càng nhanh thì khối lượng của vật thể càng tăng. Nhiều cuộc thí nghiệm đã chứng tỏ rằng vật thể bắn lên không gian với tốc độ lên tới 86% tốc độ ánh sáng, sẽ cân nặng gấp đôi so với khi còn nằm yên dưới đất. Sự kiện này có hậu quả quan trọng trong công cuộc phát triển nguyên tử sau này.
Thuyết tương đối của Einstein trình bày năm 1905 được coi là “Lý thuyết hạn chế về tính tương đối” vì chỉ áp dụng riêng đối với sự chuyển động.
 Tuy nhiên, trong vũ trụ chúng ta, hành tinh và các thiên thể rất ít khi chuyển động đều theo đường thẳng. Một lý thuyết phải bao gồm được mọi thứ chuyển động, mới đủ để mô tả vũ trụ. Vì lẽ đó, Einstein đã phải dành mười năm để xây dựng “Lý thuyết Tổng quát về tính tương đối”, trong đó ông nghiên cứu sức mạnh huyền bí đã hướng dẫn sự chuyển động của các hành tinh, định tinh, sao chổi, thiên thạch, thiên hà và những vật thể khác quay cuồng trong khoảng không của vũ trụ bao la.
Trong “lý thuyết tổng quát về tính tương đối” công bố năm 1915, Einstein đề ra một quan niệm mới về sức hút, đảo lộn hẳn những quan điểm về trọng lực và ánh sáng đã được người ta chấp nhận từ thời Isaac Newton. Newton cho trọng lực là một lực, nhưng khác với Newton, Einstein chứng minh rằng khoảng không gian chung quanh một hành tinh hay một thiên thể, là một trường hấp dẫn tương tự như từ trường chung quanh đá nam châm. Những vật thể lớn như mặt trời, các vì tinh tú đều tỏa ra chung quanh một trường hấp dẫn rất rộng. Trái đất và mặt trăng hút nhau là vì vậy.
Thuyết trường hấp dẫn còn giải thích những chuyển động không bình thường của sao Kim, một hành tinh gần mặt trời nhất, những chuyển động là nát óc những nhà thiên văn học tờ bao thế kỷ nay và là một trường hợp ngoại lệ, không tuân theo định luật về sức hút của Newton. Trường hấp dẫn các tinh tú có sức cực mạnh có thể bẻ cong tia sáng. Vào năm 1919, tức là mấy năm sau khi thuyết tổng quát về tính tương đối được tung ra, những bức ảnh chụp được trong một vụ nhật thực đã xác nhận thuyết của Einstein là đúng: các tia sáng đi theo đường cong chứ không phải đường thẳng, do bị tác động trường hấp dẫn của mặt trời.
Từ tiền đề đó, Einstein suy ra rằng:
Không gian hình cong. Chịu ảnh hưởng của mặt trời, các hành tinh quay theo những đường nào ngắn nhất, tương tự như con sông khi chảy ra biển, tùy theo địa hình mà chảy theo những đường tự nhiên nhất, dễ chảy nhất. Trong phạm vi trái đất, một con tàu hay một chuyến phi cơ vượt biển, đi theo không phải đường thẳng mà là đường cong nghĩa là cung của một vòng tròn. Hiển nhiên là đường gần nhất giữa hai điểm không phải đường thẳng mà là đường cong. Định luật này còn đúng cả với sự chuyển động của hành tinh hay tia sáng.
Nếu chấp nhận thuyết không gian có hình cong, phải đương nhiên chấp nhận thuyết không gian hữu hạn. Ví dụ, một tia sáng xuất phát ở một vì sao, sau hàng triệu năm ra đi, vẫn sẽ trở về nguồn sáng cũ, chẳng khác gì nhà du lịch đi một chuyến vòng quanh thế giới. Vũ trụ không phải là diễn ra bất tận trong không gian, mà có những giới hạn tuy không thể xác định được những giới hạn này.
Trong số những khám phá vĩ đại của Einstein về khoa học, đóng góp của ông cho công cuộc nghiên cứu về nguyên tử là có tác dụng trực tiếp và sâu rộng nhất đối với thế giới ngày nay. Ít lâu sau khi tờ chuyên san vật lý học tung ra thuyết tương đối vào năm 1905, Einstein còn cho đăng ở báo này một bài báo ngắn có tầm vang dội rất lớn, nhan đề là “Quán tính của một vật thể có tùy thuộc vào năng lượng của vật thể đó không?”. Einstein xác định rằng: ít ra là trên lý thuyết năng lượng nguyên tử có thể sử dụng được. Sức mạnh khủng khiếp của nguyên tử có thể được giải tỏa theo một phương trình do Einstein đề ra: E = mc2, nghĩa là: năng lượng bằng khối lượng nhân với tốc độ của ánh sáng, rồi lại nhân với tốc độ của ánh sáng lần nữa.
Nói một cách cụ thể, Einstein cho rằng: trong nửa cân Anh (cân Anh = 453,592 gam) của bất kỳ chất gì đều chứa một năng lượng tương đương với sức mạnh của bảy triệu tấn thuốc nổ TNT.
Một nhà bình luận đã nhận xét: nếu không có phương trình của Einstein “các nhà khoa học vẫn có thể mò mẫm tách được nguyên tử uranium, nhưng không chắc các nhà khoa học đó đã hiểu đây là một nguồn năng lượng khủng khiếp, vật liệu của những trái bom khủng khiếp”.


[...] Đối với Albert Einstein, người ta không thể không nói đến ảnh hưởng. Phải gọi những lý thuyết của ông là cách mạng vì đã mở ra kỷ nguyên nguyên tử. Kỷ nguyên này đưa nhân loại đi đến đâu chúng ta chưa thể biết. Hiện nay chúng ta chỉ biết rằng Einstein là nhà khoa học, nhà triết học vĩ đại nhất của thế kỷ... [...]
Trong phương trình nổi tiếng E = mc2, Einstein đã chứng minh năng lượng và khối lượng chỉ là một, ở hai trạng thái khác nhau và khối lượng chính là năng lượng đặc lại. Barnett đã nhận định rất đúng là phương trình E = mc2 “đã giải thích được rất nhiều điểm về vật lý học, từ bao lâu nay vẫn còn là những điểm bí mật. Phương trình đã giải thích tại sao chất quang tuyến phản xạ như radium và uranium lại có thể liên tiếp trong hàng triệu năm bắn ra những tia li ti chạy với tốc độ khủng khiếp. Phương trình còn giải thích tại sao mặt trời và các vì tinh tú lại có thể tuôn ánh sáng và sức nóng trong hàng tỷ tỷ năm, vì nếu mặt trời chỉ có lửa theo lối thông thường thì trái đất của chúng ta đã phải chết trong tối tăm u lạnh từ hàng triệu năm rồi. Phương trình còn cho chúng ta thấy năng lượng ghê gớm chứa chất trong nhân nguyên tử và tiên đoán chỉ cần một lượng rất nhỏ chất uranium cũng đủ tạo ra một trái bom có sức công phá cả một thành phố”.
Cho mãi đến năm 1939 phương trình của Einstein vẫn còn là lý thuyết. Vào năm đó, sau khi bị Đức quốc xã trục xuất khỏi châu Âu, Einstein sang Mỹ rồi ít lâu sau ông nhập quốc tịch Mỹ. Einstein được tin Đức quốc xã đang lùng để nhập cảng uranium và đang nghiên cứu về bom nguyên tử, ông liền viết cho Tổng thống Roosevelt một bức thư tối mật:
Những công cuộc nghiên cứu mới đây của E. Fermi và Szilard mà bản thảo đã được gửi tới tôi, khiến tôi nghĩ rằng trong tương lai rất gần, chất uranium có thể biến thành một nguồn năng lượng mới mẻ và quan trọng... Hiện tượng mới này có thể dẫn tới việc chế tạo bom, và có thể tin rằng... chỉ một trái bom loại đó, mang dưới tàu và cho nổ ở hải cảng có thể tàn phá toàn thể hải cảng và các vùng phụ cận.
Kết quả tức khắc của bức thư Einstein gửi cho Roosevelt là việc khởi công xây dựng đề án bom nguyên tử Manhattan. Năm năm sau, trai bom nguyên tử đầu tiên được đưa ra thử ở Almagordo Reservation thuộc bang New Mexico, và ít lâu sau Mỹ thả bom nguyên tử tàn phá Hiroshima, để sớm kết liễu chiến tranh với Nhật Bản.
Bom nguyên tử là một trong những kết quả thực tế vang dội nhất của lý thuyết Einstein. Tuy nhiên người ta vẫn còn phải kể đến thực tế khác nữa. Năm 1905, năm thuyết tương đối ra đời, các nhà khoa học triển khai định luật về điện ảnh học (Photoelectric Law) của Einstein, để giải thích những tác động điện ảnh huyền bí và do đó mở đường cho vô tuyến truyền hình, phim có tiếng nói, “con mắt thần” cùng những áp dụng khác. Chính vì phát minh này mà Einstein được tặng giải Nobel về vật lý năm 1922.
Trong những năm cuối đời, Einstein vẫn không ngừng nỗ lực xây dựng lý thuyết về Trường thống nhất (Unfided Field Theory) nhằm chứng minh tính chất hòa hợp và đồng nhất của tạo vật. Theo Einstein, các định luật vật lý học chi phối nguyên tử nhỏ bé cũng có thể áp dụng đối với những vật thể lớn lao trong không gian. Do đó lý thuyết về Trường thống nhất của Einstein giải thích được mọi hiện tượng vật lý theo một khuôn mẫu cố định. Lực hút, điện lực, từ lực và nguyên tử lực tất cả đều là những lực có thể giải thích được bằng một lý thuyết duy nhất. Năm 1950, sau gần nửa đời nghiên cứu, Einstein lần đầu tiên trình bày lý thuyết Trường thống nhất của ông trước thế giới. Ông ngỏ ý tin rằng thuyết này nắm giữ được chìa khóa của vũ trụ, thống nhất trong một quan niệm, từ thế giới cực nhỏ và quay cuồng của nguyên tử đến không gian mênh mông của các thiên thể. Vì những khó khăn về toán học nên thuyết của Einstein vẫn chưa được những sự kiện vật lý học kiểm chứng toàn bộ. Tuy vậy Einstein vẫn vững tin rằng lý thuyết về Trường thống nhất của ông giải thích được “tính chất nguyên tử của năng lượng” và chứng minh được sự hiện hữu của một vũ trụ có sắp đặt rất trật tự.
Tư tưởng triết lý đã gây cảm hứng và hướng dẫn Einstein qua bao nhiêu năm nỗ lực, và những phần thưởng cho những nỗ lực đó, đã được Einstein trình bày trong bài giảng về nguồn gốc Lý thuyết tổng quát về tương đối tại trường đại học Glasgow năm 1933.
Kết quả cuối cùng rất giản dị, bất kỳ một sinh viên thông minh nào cũng có thể hiểu được một cách dễ dàng. Nhưng chỉ có thể hiểu được sau khi trải qua những năm âm thầm tìm kiếm một sự thật mà người ta chỉ cảm thấy chứ không thể nói lên được. Người ta chỉ có thể hiểu được điều đó khi lòng ham muốn lên đến mức cuồng nhiệt, và khi đã trải qua những giai đoạn tin tưởng rồi nghi ngờ, nghi ngờ rồi tin tưởng cho tới một lúc nào đó, bừng hiểu rõ được sự thật sáng sủa”.
Trong một dịp khác, Einstein đã bộc lộ cá tính tinh thần của ông:
Cảm xúc đẹp nhất và sâu xa của con người là cảm xúc trước sự huyền bí. Chính cảm xúc này đã khiến cho khoa học chân chính nảy nở. Những ai không còn có những cảm xúc đó, không còn biết ngạc nhiên và chỉ biết đứng ngẩn người ra vì sợ hãi thì sống cũng như chết. Cảm thấy điều huyền bí mà con người không sao giải thích nổi, là vì nó chỉ biểu lộ ra khi mà khả năng ít ỏi đáng buồn của chúng ta chỉ hiểu được những hình thức thấp kém của cái quy luật cao siêu dưới vẻ đẹp rạng rỡ hơn hết. Chính sự biết đó và cảm xúc đó đã là nền tảng đích thực của tôn giáo”.
Con số nhà khoa học tán dương Einstein không kể xiết. Chúng ta hãy đọc hai tác phẩm đã viết về Einstein, để hiểu địa vị độc nhất của ông trong giới khoa học. Paul Oehser viết:
Đối với Albert Einstein, người ta không thể không nói đến ảnh hưởng. Phải gọi những lý thuyết của ông là cách mạng vì đã mở ra kỷ nguyên nguyên tử. Kỷ nguyên này đưa nhân loại đi đến đâu chúng ta chưa thể biết. Hiện nay chúng ta chỉ biết rằng Einstein là nhà khoa học, nhà triết học vĩ đại nhất của thế kỷ. Trước mắt chúng ta, Einstein có dáng dấp một vị thánh và những công trình của ông đã khiến chúng ta thêm tin tưởng vào khả năng trí tuệ của con người. Ông còn là hình ảnh bất diệt của con người luôn luôn tìm hiểu”.
Nhà khoa học Banesh Hoffman đã kết luận như sau:
Einstein vĩ đại không hẳn chỉ vì những tư tưởng khoa học mà còn vì tác dụng tâm lý. Trong một giai đoạn nghiêm trọng của lịch sử khoa học, Einstein đã chứng minh rằng, những tư tưởng xưa không hẳn đã là thiêng liêng bất di bất dịch. Chính sự chứng minh đó đã mở đường cho trí tưởng tưởng của những người như Bohr và Broglie khiến họ có thể thành công trong địa hạt lượng tử. Toàn thể khoa vật lý học của thế kỷ 20 đều mang dấu ấn không thể xóa nhoà của thiên tài Einstein”.